Tình hình xuất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc và phụ tùng, linh kiện ô tô tại Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2012 có 378 doanh nghiệp ngành ô tô, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, sản xuất linh kiện, phụ tùng và sửa chữa ô tô, chiếm 0,63% trong tổng số d

Về xe ô tô lắp ráp và nhập khẩu

Từ năm 2009 đến nay, sản lượng xe ô tô lắp ráp hàng năm đạt xấp xỉ khoảng 100 nghìn xe/năm, cao nhất đạt 112,5 nghìn xe vào năm 2009 và thấp nhất đạt 86,9 nghìn xe vào năm 2012. Năm 2014 đạt 128,3 nghìn xe. Số lượng ô tô sản xuất và lắp ráp trong nước đáp ứng được khoảng 68% nhu cầu, trong đó xe khách đáp ứng khoảng 94%, xe tải đáp ứng 74%.

Xe ô tô bán tại thị trường nội địa bao gồm các xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu. Năm 2014, tổng số xe tiêu thụ là 157810 xe, trong đó xe hơi (xe chở người 9 chỗ trở xuống) và xe khách chiếm 63,6%, xe tải chiếm 36,4%. Lượng ô tô bán ra của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng xe tiêu thụ hàng năm. Tỷ trọng này tăng từ 68% năm 2010 lên 84,65% năm 2014.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số lượng xe ô tô nhập khẩu đạt cao nhất vào năm 2009 ( 80.410 xe), thấp nhất vào năm 2012 (26.680 xe). Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 71.075 xe ô tô các loại, với tổng trị giá 1,58 tỷ USD.

Bảng: Số lượng xe ô tô và giá trị nhập khẩu giai đoạn 2010 - 2014

2010

2011

2012

2013

2014

Tổng số xe (chiếc xe)

53.899

54.647

26.680

35.125

31.800

Giá trị nhập khẩu xe (Triệu USD)

978,2

1031,9

615,5

727

1.580

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan)

     Thị trường ô tô ở Việt Nam là một thị trường nhỏ, phân tán với sự tham gia của rất nhiều các thương hiệu ô tô lớn nhỏ đến từ châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...

     Hiện nay, Việt Nam nhập khẩu ô tô từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ là Ấn Độ, Anh, Canada, Đức, Hàn Quốc, Mỹ, Indonesia, Nga, Nhật Bản, Pháp, Thái Lan, Trung Quốc. Số lượng nhập khẩu nhiều nhất là xe của Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan.

      Lộ trình giảm thuế xe nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á đã thúc đẩy các thương hiệu thuộc phân khúc bình dân đưa xe sản xuất từ Thái Lan, Indonesia về thị trường Việt Nam. Thực tế, xe mang các thương hiệu Toyota, Ford, Honda… đang chiếm thị phần áp đảo. Xe nhập khẩu từ các nước ngoài khu vực ASEAN thường thuộc dòng xe đắt tiền của các thương hiệu cao cấp như xe BMW, Audi, Lexus...

       Về linh kiện

      Phần lớn linh kiện sản xuất trong nước đều ở dạng công nghệ đơn giản, giá trị thấp, chủ yếu dùng cho xe tải và xe khách. Đó là các chi tiết cấu thành khung gầm xe, thùng xe, vỏ cabin - cửa xe, săm lốp, gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, dây phanh, ắc quy, hộp số, ống xả, trục dẫn, vành bánh xe, nhíp, ruột két nước, bộ tản nhiệt, vô lăng, các chi tiết composit… Các linh kiện, phụ tùng cốt lõi (thân, hộp số động cơ…) hầu hết đều phải nhập khẩu.

      Có tới 80% đến 90% nguyên liệu chính cho sản xuất linh kiện như thép hợp kim, hợp kim nhôm, hạt nhựa, cao su kỹ thuật cao hiện phải nhập khẩu. Vật liệu làm khuôn mẫu chủ yếu cũng phải nhập khẩu. Các nhà sản xuất khuôn mẫu hoặc có quy mô không lớn hoặc thiếu sự liên kết phối hợp để phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất phôi và chi tiết đúc cho ngành chưa nhiều và tỉ lệ sai hỏng còn cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành.

      Hàng năm, các doanh nghiệp phải nhập khẩu khoảng 2 tỷ USD các linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất lắp ráp và sửa chữa xe. Linh kiện, phụ tùng nhập khẩu có xuất xứ từ Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...

      Nhìn chung, ngành ô tô Việt Nam hiện nay vẫn còn dựa phần lớn vào việc nhập khẩu từ các quốc gia khác trên thế giới mà chưa nâng cao được tỷ lệ nội địa hóa trong ngành. Với hiện trạng này, Nhà nước cần có nhiều chính sách hỗ trợ và thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất trong nước nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước theo hướng sản xuất bền vững.