Hình thành văn hóa cải tiến chất lượng giáo dục hướng đến đại học 4.0

TS. NGUYỄN NGỌC TRANG - TS. NGUYỄN LAN PHƯƠNG (Viện Khoa học Xã hội Liên ngành - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành)

TÓM TẮT:

Trường đại học 4.0 là một mô hình giáo dục đại học đổi mới và linh hoạt, chú trọng đến các công nghệ số và sáng tạo để đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng và cộng đồng thế giới trong thời đại kỹ thuật số. Văn hóa chất lượng là thành tố không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong các cơ sở giáo dục đại học, tuy nhiên hiện nay lại chưa được quan tâm đồng bộ. Bài viết phân tích kinh nghiệm quốc tế về các yếu tố thành phần và đặc trưng của mô hình văn hóa chất lượng trên thế giới, mối quan hệ với hệ thống đảm bảo chất lượng và đề xuất các giải pháp phát triển văn hóa cải tiến chất lượng trong nhà trường, hướng đến trường đại học 4.0, nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động hội nhập quốc tế.

Từ khóa: văn hóa chất lượng, giáo dục 4.0, trường đại học 4.0, văn hóa cải tiến chất lượng, đảm bảo chất lượng bên trong.

1. Đặt vấn đề

Trong thời đại đại học 4.0, nền giáo dục đang trải qua những thay đổi đáng kể để đáp ứng nhu cầu của xã hội thông minh và kinh tế số. Văn hóa cải tiến chất lượng là một trong những thành tố quan trọng trong việc xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong trường đại học. Trước các tác động từ cách mạng công nghiệp lần thứ tư buộc các cơ sở giáo dục đại học phải cải tiến liên tục về phương pháp giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng đào tạo. Văn hóa cải tiến chất lượng giúp đại học cải thiện chất lượng dịch vụ giáo dục, tăng cường sự hài lòng của sinh viên và phụ huynh; tăng cường năng suất và hiệu quả làm việc của giảng viên và nhân viên; và tăng cường uy tín cũng như vị thế của trường đại học trong cộng đồng. Với việc đổi mới công nghệ, văn hóa cải tiến chất lượng giúp các trường đại học cập nhật kịp thời các công nghệ mới và tiên tiến, đồng thời thích ứng với thay đổi và tình hình mới trong giáo dục. Văn hóa cải tiến chất lượng cũng giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của trường đại học trên thị trường và thu hút được các ứng viên và tài năng giảng dạy. Ngoài ra, văn hóa cải tiến chất lượng trong đại học 4.0 còn giúp trường đại học tạo ra môi trường học tập và làm việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo cũng như khai thác tối đa tiềm năng của sinh viên và nhân viên. Điều này sẽ giúp tăng cường sự hài lòng của tất cả các bên liên quan và cải thiện chất lượng cuộc sống và sản xuất kinh tế của xã hội.

Bên cạnh đó, đảm bảo chất lượng và thăng hạng giữa các trường đại học là chủ đề luôn được quan tâm từ các nhà quản lí giáo dục nhằm tìm ra những giải pháp giúp các trường có thể phát triển bền vững hướng đến giáo dục 4.0. Thông qua kinh nghiệm quốc tế các mô hình văn hóa chất lượng, bài viết đề xuất các giải pháp phát triển văn hóa cải tiến chất lượng hướng đến đại học 4.0, nhằm góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế.

2. Khái niệm về văn hóa chất lượng, văn hóa cải tiến chất lượng và đại học 4.0

Văn hóa chất lượng (VHCL) trong cơ sở giáo dục đại học là một tập hợp các giá trị, tư tưởng, hành động và thái độ được xây dựng trong cộng đồng giáo dục đại học, nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục đạt được mức độ cao nhất.

Văn hóa cải tiến chất lượng (VHCTCL) trong cơ sở giáo dục đại học là một tập hợp các giá trị, tư tưởng, hành động và thái độ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học thông qua sự cải tiến và đổi mới liên tục.

Trong ngữ cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khái niệm Đại học 4.0 chỉ ra một mô hình đại học mới phù hợp với thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, có một số đặc điểm chính như sau: (1) Đào tạo cho tương lai: Đại học 4.0 không chỉ đào tạo kiến thức cơ bản, mà còn chú trọng đến các kỹ năng mềm, tư duy sáng tạo và khả năng thích nghi với thay đổi, giúp sinh viên sẵn sàng cho thế giới lao động phát triển nhanh chóng; (2) Học tập tập trung vào sinh viên: Đại học 4.0 tập trung vào việc phát triển các chương trình học tập và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ học tập phù hợp với các nhu cầu và mong muốn của sinh viên, đồng thời khuyến khích sự tương tác giữa sinh viên và giảng viên; (3) Sử dụng công nghệ số: Đại học 4.0 tận dụng các công nghệ số để cung cấp các hình thức học tập linh hoạt và tương tác cao, bao gồm các nền tảng trực tuyến, phần mềm học tập và thiết bị di động; (4) Đổi mới và phát triển: Đại học 4.0 khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo trong giáo dục, đồng thời tạo điều kiện để sinh viên và giảng viên tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển, giúp nâng cao chất lượng giáo dục và tạo ra giá trị thực tiễn cho xã hội.

3. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển văn hóa chất lượng giáo dục đại học

3.1. Mô hình văn hóa chất lượng của Hiệp hội các trường đại học châu Âu - EUA (2006)

Hiệp hội các trường đại học châu Âu xác định VHCL dựa trên 2 thành tố: (1) Thành tố kĩ thuật (quản lí chất lượng) là biểu hiện của hành động trong hệ thống quản lí chất  lượng gồm các công cụ, cơ chế và quy trình đo lường, đánh  giá, đảm  bảo và nâng cao chất lượng; (2) Thành tố văn hóa (cam kết chất lượng) là biểu hiện của nhận thức, tập hợp các giá trị chung, niềm tin, kỳ vọng và cam kết hướng tới chất lượng của cá nhân và tập thể. Các giá trị VHCL mong muốn đạt được từ 2 thành tố trên là sự thông tin, sự tham gia và niềm tin. Bên cạnh đó, chúng ta có thể xem 2 thành tố như 2 thể hiện của VHCL, đó là: Hành động chất lượng (quản lý chất lượng) và nhận thức chất lượng (cam kết chất lượng). Hai là thể hiện được gắn kết chặt chẽ bởi 3 giá trị chất lượng, gồm: sự thông tin, sự tham gia và niềm tin. (Xem Hình)

Hình: Mô hình VHCL theo EUA (2006)

 

3.2. Tổng quan một số công trình nghiên cứu về VHCTCL trong giáo dục đại học

Các nghiên cứu về văn hóa cải tiến chất lượng giáo dục cho rằng sự cam kết của nhà quản lý là yếu tố cần thiết để xây dựng văn hóa này. Nghiên cứu của Bouabid & Bouabid (2011) đã nhấn mạnh về sự cam kết của nhà quản lý, tầm nhìn và định hướng của trường. Một nghiên cứu khác của Altbach (2011) cũng chỉ ra rằng sự lãnh đạo và cam kết của nhà quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự cải tiến chất lượng giáo dục. Ngoài ra, nghiên cứu của Qian & Johnstone (2017) cũng cho thấy, sự cam kết của nhà quản lý và giảng viên đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường giáo dục chất lượng cao. Các nghiên cứu này đều cho thấy rằng, sự cam kết của nhà quản lý là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng văn hóa cải tiến chất lượng giáo dục.

Văn hóa chất lượng trong các trường đại học, bao gồm các yếu tố như cam kết của nhân viên, tôn trọng khách hàng và tư duy sáng tạo (M. T. Brannic, 2014).

Khuyến khích các trường đại học tập trung vào việc tăng cường sự cam kết của nhân viên, xây dựng các quan hệ tốt với khách hàng và sử dụng các kỹ thuật cải tiến liên tục để đạt được mục tiêu chất lượng (J. E. Groccia, 2015); sự cam kết của lãnh đạo và nhân viên, tính linh hoạt và sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một VHCTCL hiệu quả; ảnh hưởng của VHCTCL đối với việc triển khai cải tiến liên tục trong các trường đại học. Các yếu tố như cam kết của nhân viên, tôn trọng khách hàng và tính sáng tạo để giúp xây dựng một VHCTCL hiệu quả (E. A. Roessler và M. F. Omar, 2016); VHCL đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cải tiến liên tục và các nhân viên đóng vai trò chủ chốt trong quá trình này (G. H. Hanna, 2017). Xây dựng một văn hóa cải tiến liên tục hiệu quả: sự cam kết của nhân viên, khả năng tương tác và tư duy sáng tạo để giúp (L. Yıldırım, 2018). Tác động của VHCT liên tục đối với các thực hành quản lý chất lượng trong giáo dục đại học. VHCT liên tục có mối liên hệ mật thiết với các thực hành quản lý chất lượng như kiểm tra và đánh giá chất lượng, xác định và giải quyết (S. M. Mousavi, 2019).

4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Mối quan hệ giữa VHCTCL và hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong đại học

Đảm bảo chất lượng bên trong và VHCTCL giáo dục trong đại học là 2 yếu tố không thể tách rời và phải được thực hiện đồng thời để đạt được chất lượng giáo dục tốt nhất.

Hệ thống Đảm bảo chất lượng bên trong có các yếu tố: (1) Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động và đảm bảo đội ngũ GV có đủ năng lực để giảng dạy và đào tạo SV; (2) Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của giáo dục; (3) Áp dụng các phương pháp đánh giá chất lượng để đo lường hiệu quả của chương trình đào tạo và đưa ra biện pháp cải tiến; (4) Phải có một hệ thống kiểm định và đánh giá để đảm bảo chất lượng Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động và đảm bảo đội ngũ GV có đủ năng lực để giảng dạy và đào tạo SV; (5) Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của giáo dục.

Văn hóa chất lượng có đặc trưng: (1) Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, năng động, khuyến khích sáng tạo và học tập liên tục; (2) Phát triển một tinh thần trách nhiệm và cam kết với chất lượng trong công việc của tất cả các cán bộ, GV và SV trong trường; (3) Khuyến khích các hoạt động liên kết với trường và doanh nghiệp để đảm bảo sự liên kết giữa giáo dục và nhu cầu thực tế của xã hội.

Văn hóa cải tiến chất lượng có các yếu tố: (1) Là sự chấp nhận và hình thành một nền tảng văn hóa trong đại học để cải tiến chất lượng giáo dục; (2) Tạo ra các chính sách và quy trình mới, khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới và thúc đẩy sự hợp tác, tương tác giữa các đơn vị trong trường; (3) Quá trình này sẽ diễn ra suôn sẻ hơn và có hiệu quả hơn nếu mọi người đồng thuận.

4.2. Đặc trưng của mô hình văn hóa cải tiến chất lượng trong trường đại học 4.0

Mô hình VHCTCL trong trường đại học 4.0 là một phương pháp tiếp cận mới trong quản lý và cải tiến chất lượng giáo dục đại học, trong đó sử dụng các công nghệ số và kết hợp các yếu tố văn hóa để đạt được các mục tiêu cải tiến chất lượng giáo dục.

Mô hình này có đặc trưng sau:

(1) Cải tiến hệ thống quản lý: sử dụng các công nghệ số để cải tiến hệ thống quản lý trong trường đại học. Các công nghệ này bao gồm trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, blockchain và các ứng dụng web và di động. Bằng cách áp dụng các công nghệ này, các trường đại học có thể tăng cường hiệu quả quản lý và đánh giá chất lượng giáo dục.

(2) Phát triển văn hóa đổi mới: khuyến khích phát triển văn hóa đổi mới trong trường đại học qua môi trường học tập khuyến khích đổi mới và sáng tạo. Việc sử dụng các công nghệ số và kết hợp các hoạt động học tập trực tuyến và ngoại khóa tạo ra một môi trường học tập đa dạng và thú vị.

(3) Xây dựng một cộng đồng học tập: việc tạo ra các diễn đàn trực tuyến, mạng xã hội học tập và các hoạt động học tập ngoại khóa có thể giúp tăng cường sự tương tác giữa các SV, GV và nhân viên trong trường.

4.3. Những nguyên tắc đảm bảo khi phát triển văn hóa cải tiến chất lượng hướng đến đại học 4.0

Đảm bảo tính chủ động và sáng tạo: trong trường đại học 4.0, VHCTCL giáo dục đòi hỏi sự chủ động và sáng tạo của các giảng viên và sinh viên. Các thành viên trong cộng đồng trường đại học cần có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề, tạo ra các giải pháp mới và tìm kiếm những cách tiếp cận đột phá.

Đảm bảo tinh thần hợp tác và đồng tâm: VHCTCL giáo dục cần sự hợp tác và đồng tâm trong cả trường học. Các thành viên trong trường cần cùng nhau thực hiện các dự án, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và cùng nhau tạo ra các giải pháp tốt hơn cho các vấn đề trong giáo dục.

Đảm bảo sự đổi mới công nghệ: trong trường đại học 4.0, việc sử dụng công nghệ và ứng dụng những tiến bộ mới trong công nghệ là một yếu tố quan trọng trong VHCTCL giáo dục. Các trường học cần đầu tư vào các công nghệ tiên tiến, tạo ra các giải pháp ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng giáo dục.

Đảm bảo năng lực quản lý và lãnh đạo: VHCTCL giáo dục đòi hỏi các nhà quản lý và lãnh đạo trong trường đại học có năng lực quản lý tốt, có khả năng tạo ra các chiến lược phù hợp với thời đại mới và khả năng hỗ trợ cho các thành viên trong trường đạt được mục tiêu chung của trường học.

Đảm bảo tính minh bạch và đánh giá hiệu quả: trong VHCTCL giáo dục, tính minh bạch và đánh giá hiệu quả là một yếu tố quan trọng.

4.4. Giải pháp hình thành văn hóa cải tiến chất lượng hướng đến đại học 4.0

Văn hóa cải tiến chất lượng hướng đến giáo dục 4.0 là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự tập trung, nỗ lực của toàn bộ cộng đồng giáo dục và trường đại học, do đó cơ sở giáo dục đại học cần quan tâm thực hiện theo lộ trình sau:

  • Xác định tầm nhìn và mục tiêu của trường đại học: Các nhà quản lý và nhà giáo của trường cần xác định mục tiêu của trường đại học, đảm bảo mục tiêu phù hợp với xu hướng phát triển của giáo dục 4.0 và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
  • Xây dựng chiến lược phù hợp với giáo dục 4.0: Trường cần phát triển một chiến lược định hướng cho việc áp dụng các công nghệ mới nhất, tạo ra các phương pháp giảng dạy hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển của giáo dục 4.0.
  • Thiết kế và triển khai các chương trình đào tạo phù hợp với giáo dục 4.0: Các chương trình đào tạo cần được thiết kế với sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, áp dụng công nghệ mới nhất và tạo ra các trải nghiệm học tập tương tác.
  • Tạo ra môi trường học tập phù hợp với giáo dục 4.0: Trường cần tạo ra một môi trường học tập thân thiện và đa dạng, sử dụng các công nghệ mới nhất để thúc đẩy sự tương tác và hợp tác giữa giảng viên và sinh viên.
  • Đảm bảo chất lượng giáo dục: Trường cần có một quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ để đảm bảo chất lượng giáo dục và phù hợp với các tiêu chuẩn của giáo dục 4.0.
  • Tạo ra các cơ hội nghiên cứu và đổi mới: Trường cần đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới; cải tiến các phương pháp giảng dạy và học tập, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

5. Kết luận

Việc phát triển mô hình văn hóa cải tiến chất lượng hướng đến đại học 4.0 cần phải được thực hiện qua các tiếp cận toàn diện và liên tục để đảm bảo chất lượng giáo dục. Bảo đảm chất lượng như một thành phần của văn hóa chất lượng, nên được gắn kết chặt chẽ ở cả hai khía cạnh hành động là bảo đảm chất lượng và nhận thức là văn hóa chất lượng. Mô hình văn hóa cải tiến chất lượng trong trường đại học 4.0 tập trung vào việc sử dụng công nghệ số và phát triển văn hóa đổi mới để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, tương tác và hiệu quả. Qua bức tranh toàn cảnh một số kinh nghiệm quốc tế các mô hình văn hóa chất lượng trên thế giới, các nhóm giải pháp để phát triển văn hóa cải tiến chất lượng được đề xuất đó là: (1) Tạo sự đồng thuận về mục tiêu chất lượng giáo dục; (2) Tăng cường đào tạo và nâng cao nhận thức; (3) Tạo môi trường học tập đổi mới; (4)Tăng cường sự tương tác và đổi mới.

Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. European University Association (2006), “Quality Culture in European Universities: A bottom-up approach”, Report on the three rounds of the Quality Culture Project 2002 - http://www.eua.be/quality-assurance/quality-culture-project.

2. Ehlers U. D. (2009), “Understanding quality culture”, Quality in Higher Education, (17), pp.343-363.

3. Harvey L. & Stensaker, (2008), “Quality culture: Understandings, boundaries and linkages”, European Journal of Education, 43(4), pp 427-442.

4. Hanna G. H. (2017), “Quality culture and continuous improvement in higher education: A case study of a private university in Lebanon”, Journal of Education and Practice, 8(10), pp 23-34.

5. Lanarès J. (2011), “Developing a quality culture to become a world-class university”, Quality in Higher Education, 17(1), 5-21.

6. Mousavi S. M. (2019), “The effect of continuous improvement culture on quality management practices in higher education institutions”, Journal of Education and Practice, 10(2), pp 72-78.

7. Omar M. F. (2016), “The impact of quality culture on the implementation of continuous improvement in higher education institutions”, Journal of Higher Education Policy and Management, 38(3), pp 318-331.

8. Syed, M. A. (2008), Quality Culture, Al-Ameen Mission Library, India.

9. Yıldırım L. (2018), “The impact of continuous improvement culture on quality performance: A study in higher education”, Total Quality Management & Business Excellence, 29(11-12), pp 1255-1266.

 Establishing a culture of quality improvement towards the university 4.0

Ph.D Nguyen Ngoc Trang1

Ph.D Nguyen Lan Phuong1

1Institute of Interdisciplinary Social Sciences, Nguyen Tat Thanh University

ABSTRACT:

University 4.0 is a flexible and innovative higher education model. It focuses on digital technology and innovations to meet the needs of employers and the world in the digital age. Quality culture is an indispensable component in the process of building and developing the quality assurance system within higher education institutions; however, it has not been widely recognized. This paper analyzes international experience on elements and characteristics of quality culture models in the world, and relationship between these models with quality assurance systems. The paper also proposes solutions to develop quality culture in schools in order to become the university 4.0. This process aims to meet human resource requirements in the context of Vietnam’s international integration process.

Keywords: quality culture, education 4.0, university 4.0, quality improvement culture, internal quality assurance.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 4  tháng 2 năm 2023]