TÓM TẮT:
Dựa vào dữ liệu thu thập được theo quý từ năm 2000 đến năm 2016 tại Việt Nam, nghiên cứu được tiến hành nhằm làm rõ mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa chỉ số giá tiêu dùng và các biến số kinh tế vĩ mô khác (bao gồm: GDP, giá dầu, cung tiền M2 và tỷ giá). Số liệu thống kê cho thấy, GDP, cung tiền M2 và tỷ giá là những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam. Cụ thể, GDP và cung tiền M2 có tác động trong ngắn hạn, trong khi cung tiền M2 và tỷ giá có tác động trong dài hạn đến chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam.
Từ khóa: Chỉ số giá tiêu dùng, mô hình VECM.
1. Giới thiệu
Trong điều kiện tiền giấy bất khả hoán của các nền kinh tế ngày nay, lạm phát là một vấn nạn không tránh khỏi. Nếu lạm phát ở mức độ thấp và nằm trong kiểm soát, nó có tác dụng kích thích tín dụng, đầu tư và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. Nhưng nếu lạm phát ở mức độ cao, lại kìm hãm đà tăng trưởng. Như vậy, triệt tiêu lạm phát là điều không cần thiết, quan trọng là chính phủ và ngân hàng trung ương các nước cần có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát chỉ tiêu này. Các nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm điều hành thực tiễn xoay quanh vấn đề lạm phát ở các nước và tại Việt Nam là đa dạng, phong phú và nhiều chiều.
Về mặt lý luận, ở các nghiên cứu nước ngoài, Yen Chee Lim và Siok Kun Sek (2015) đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát ở hai nhóm nước lạm phát cao và lạm phát thấp trong giai đoạn 1970 - 2011 và kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cung tiền, chi tiêu quốc gia và tăng trưởng GDP là những yếu tố quyết định đến lạm phát, gây ảnh hưởng lâu dài đến lạm phát ở các nước lạm phát cao; tuy nhiên ở các quốc gia lạm phát thấp thì cung tiền, nhập khẩu và sản lượng lại có mối liên hệ đến lạm phát. Ở các nghiên cứu trong nước, Nguyễn Thị Liên Hương và Trần Đặng Dũng (2013) đã sử dụng mô hình định lượng SVAR để xem xét mức độ tác động của nhóm nhân tố tác động, như: giá gạo, giá dầu, tỷ giá, cung tiền, lạm phát kỳ vọng, sản lượng công nghiệp, xuất nhập khẩu tác động và nhóm các cú sốc: cú sốc giá của khu vực nước ngoài, cú sốc tỷ giá, cú sốc trong chính sách tiền tệ, cú sốc trong tổng cầu và cú sốc trong tổng cung tại Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 2012.
Về mặt thực tiễn, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đưa ra nhận định rằng lạm phát toàn cầu đã có dấu hiệu tăng trở lại trong năm 2016 và chấm dứt thời kỳ lạm phát thấp kéo dài, nhưng nguy cơ giảm phát vẫn tồn tại (SBV, 2016). Ở các nước phát triển, lạm phát rất thấp 0,3% trong năm 2015 và tăng lên 0,8% trong năm 2016. Như vậy, trên thế giới, mặc dù lạm phát tăng, song những kỳ vọng về lạm phát thay đổi rất khiêm tốn, dẫn đến việc xem xét lại hiệu quả yếu ớt của các biện pháp chính sách tiền tệ trong việc thúc đẩy lạm phát để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tại Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2016 tăng 4,74%. Đây là mức tăng đáng kể so với năm 2015, chấm dứt xu hướng giảm dần trong 5 năm trở lại đây. Diễn biến CPI hàng năm phụ thuộc nhiều vào yếu tố nội tại của nền kinh tế và một số yếu tố từ những biến động về chính trị, kinh tế và xã hội thế giới. Năm 2017, các yếu tố tác động tới giá cả tại thị trường Việt Nam có thể nhận diện, bao gồm: các nền kinh tế dẫn đầu, tình hình chính trị thế giới, giá dầu quốc tế, tăng trưởng kinh tế trong nước, giá cả một số sản phẩm - dịch vụ do Nhà nước quản lý.
Như vậy, nghiên cứu lạm phát và các nhân tố tác động đến lạm phát để đưa ra những khuyến nghị giúp ngân hàng trung ương kiểm soát lạm phát tốt hơn trong tương lai là một vấn đề mang tính cấp thiết, cả về lý luận và thực tiễn. Mục tiêu của nghiên cứu là làm rõ mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô đối với lạm phát tại Việt Nam.
2. Khung lý thuyết
Có rất nhiều yếu tố tác động đến lạm phát. Căn cứ vào chiều hướng tác động, có thể chia thành 2 nhóm nhân tố sau đây:
2.1. Các nhân tố tạo ra lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo xảy ra với cơ chế như sau: Khi tổng cầu tăng nhanh quá mức, vượt quá khả năng cung ứng của nền kinh tế, kéo giá cả hàng hóa tăng lên theo.
Tổng cầu được tính bằng công thức: AD = C + I + G + NX, với AD là tổng cầu, C là chi tiêu tiêu dùng của khu vực tư nhân, I là đầu tư, G là chi tiêu chính phủ và NX là kim ngạch xuất khẩu ròng (được tính bằng kim ngạch xuất khẩu trừ đi kim ngạch nhập khẩu). Bất kỳ một nguyên nhân nào làm gia tăng các chỉ tiêu bộ phận trong công thức này đều làm cho tổng cầu của nền kinh tế tăng lên.
Các nguyên nhân cụ thể dẫn đến lạm phát do cầu kéo có thể bao gồm:
* Thâm hụt ngân sách nhà nước kéo dài.
* Vòng lẩn quẩn “lương - tổng cầu - lạm phát”.
* Ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ mở rộng quá mức.
* Giá cả hàng hóa ở nước ngoài tăng cao hơn so với hàng trong nước.
* Các nguyên nhân khác.
2.2. Các nhân tố tạo ra lạm phát do chi phí
Lạm phát do chi phí đẩy xảy ra với cơ chế như sau: Khi chi phí sản xuất tăng, dẫn đến sản lượng giảm, nguồn cung hàng hóa không đủ đáp ứng nguồn cầu, nên đẩy giá cả hàng hóa tăng lên cao.
Các nguyên nhân cụ thể dẫn đến lạm phát do chi phí đẩy có thể bao gồm:
* Tốc độ tăng tiền lương cao hơn tốc độ tăng của năng suất lao động.
* Chi phí nguyên, nhiên vật liệu tăng.
3. Mô hình thực nghiệm
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình VECM để ước lượng mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa các chuỗi dữ liệu, để từ đó rút ra một phương trình (ECM) để xem xét tác động của các nhân tố đến tỷ lệ lạm phát. Phương trình nghiên cứu tổng quát được thể hiện như sau:
INF = f(GDP, PO, M2, EX)
Trong đó: INF - tỷ lệ lạm phát, là biến phụ thuộc; GDP - tốc độ tăng trưởng GDP, là biến độc lập; P - giá dầu, là biến độc lập; M2 - cung tiền M2, là biến độc lập; EX - tỷ giá giữa VND và USD, là biến độc lập.
4. Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập theo tần suất quý trong giai đoạn 2000 - 2016 với tổng cộng 68 quan sát. Mô hình nghiên cứu gồm 1 biến phụ thuộc là lạm phát, 4 biến độc lập, bao gồm: tốc độ tăng trưởng GDP, giá dầu, cung tiền M2 và tỷ giá VND/USD.
5. Kết quả nghiên cứu và các kiểm định
5.1. Thống kê mô tả chuỗi dữ liệu
5.2. Kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu
Sử dụng kiểm định Augmented Dickey Fuller (ADF Test) trên phần mềm Eviews 8 để kiểm tra tính dừng của các chuỗi dữ liệu. Kết quả cho thấy các chuỗi dữ liệu đều dừng sau khi lấy sai phân bậc 1.
5.3. Kiểm định đồng liên kết
Thực hiện kiểm định đồng liên kết các
chuỗi dữ liệu trong mô hình theo phương pháp Johansen.
Kết quả kiểm định mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến trong mô hình cho thấy có một mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến trong mô hình. Với kết quả này, bài nghiên cứu sẽ tiến hành ước lượng theo phương pháp VECM. Vì trong bài nghiên cứu này chỉ xem xét tác động của các nhân tố đến tỷ lệ lạm phát nên kết quả rút ra sẽ là phương trình ECM - tác động của các nhân tố đến tỷ lệ lạm phát.
5.4. Lựa chọn độ trễ tối ưu
Căn cứ theo tiêu chuẩn AIC, nhóm nghiên cứu lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình là 5.
5.5. Ước lượng mô hình VECM
5.5.1. Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và các nhân tố trong ngắn hạn
Bảng kết quả cho thấy, những biến có giá trị thống kê t lớn hơn 1,96 sẽ chỉ ra có ảnh hưởng lên biến INF. Như vậy, trong ngắn hạn, GDP có quan hệ cùng chiều với INF ở độ trễ là 4, M2 có quan hệ cùng chiều với INF ở độ trễ 1 và 2.
Trong ngắn hạn, biến PO và EX không có tác động lên INF. Tại độ trễ là 4 (tức là sau 4 quý), GDP đã có tác động đến INF. Tại độ trễ là 1 và 2 (tức là sau 1 và 2 quý), M2 đã có tác động đến INF.
5.5.2. Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và các nhân tố trong dài hạn
Bảng kết quả cho thấy, trong dài hạn, M2 có tác động cùng chiều với INF, trong khi EX có tác động ngược chiều với INF.
5.5.3. Mô hình hồi quy
=> Mô hình hồi quy:
D(INF) = C(1)*( INF(-1) - 1.17861461393* GDP(-1) - 7.25506243366* LPO (-1) + 9.43543147495* LM2 (-1) - 86.1449853492* LEX (-1) + 740.538834177) + C(2)*D(INF(-1)) + C(3)*D(INF(-2)) + C(4)*D(INF(-3)) + C(5)*D(INF(-4)) + C(6)*D(INF(-5)) + C(7)*D(GDP(-1)) + C(8)*D(GDP(-2)) + C(9)*D(GDP(-3)) + C(10)*D(GDP(-4)) + C(11)*D(GDP(-5)) + C(12)*D(LPO(-1)) + C(13)*D(LPO(-2)) + C(14)*D(LPO(-3)) + C(15)*D(LPO(-4)) + C(16)*D(LPO(-5)) + C(17)*D(LM2(-1)) + C(18)*D(LM2(-2)) + C(19)*D(LM2(-3)) + C(20)*D(LM2(-4)) + C(21)*D(LM2(-5)) + C(22)*D(LEX(-1)) + C(23)*D(LEX(-2)) + C(24)*D(LEX(-3))+ C(25)*D(LEX(-4)) + C(26)*D(LEX(-5)) + C(27)
5.6. Kiểm định chẩn đoán mô hình VECM
5.6.1. Tính ổn định của mô hình
Tính ổn định của mô hình được xem xét bằng cách tính nghiệm của đa thức đặc trưng tự hồi quy. Điều kiện cần và đủ để mô hình ổn định là các nghiệm đặc trưng nằm ngoài vòng tròn đơn vị; hay, nghịch đảo nghiệm đặc trưng phải nằm trong vòng tròn đơn vị.
Kết quả trên cho thấy giá trị nghịch đảo nghiệm đặc trưng đều nằm trong vòng tròn đơn vị. Kết luận, mô hình vừa ước lượng có tính ổn định.
5.6.2. Tự tương quan phần dư
Kiểm định tự tương quan phần dư bằng kiểm định nhân tử Lagrange (Autocorrelation LM Test) trên phần mềm Eviews 8 cho kết quả như sau:
Kết quả cho thấy các giá trị Prob đều lớn hơn 0,05 nên kết luận phần dư không có hiện tượng tự tương quan.
5.6.3. Phân phối chuẩn của phần dư
Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư bằng kiểm định Jarque Bera phiên bản đa biến trên phần mềm Eviews 8 cho kết quả như sau:
Kết quả cho thấy các giá trị Prob đều lớn hơn 0,05, nên kết luận phần dư có phân phối chuẩn.
Vậy, sau khi kiểm định tính ổn định của mô hình, tự tương quan và phân phối chuẩn của phần dư, kết luận mô hình đủ tin cậy để phân tích.
6. Kết luận
Trong ngắn hạn, GDP có quan hệ cùng chiều với INF ở độ trễ là 4, M2 có quan hệ cùng chiều với INF ở độ trễ 1 và 2, biến PO và EX không có tác động lên INF. Cụ thể hơn, tại độ trễ là 4 (tức là sau 4 quý), GDP đã có tác động đến INF. Tại độ trễ là 1 và 2 (tức là sau 1 và 2 quý), M2 đã có tác động đến INF.
Trong dài hạn, M2 có tác động cùng chiều với INF, trong khi EX có tác động ngược chiều với INF.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nguyễn Thị Liên Hương, Trần Đặng Dũng (2013), Nghiên cứu lạm phát tại Việt Nam, theo phương pháp SVAR, Tạp chí Phát triển hội nhập, pp 32 - 38, truy cập tại <http://www.vjol.info/ index.php/kttc/article/viewFile/12299/11279>
2.SBV (2016), Lạm phát toàn cầu tăng nhưng nguy cơ giảm phát vẫn rình rập, truy cập tại <http://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/ddnhnn/nctd/nctd_chitiet?leftWidth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV245145&rightWidth=0%25¢erWidth=80%25&_afrLoop=4598912094020626#%40%3F_afrLoop%3D4598912094020626%26centerWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBV245145%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dzxgcpbuez_9>.
3. Yen Chee Lim and Siok Kun Sek, Member, IEDRC (2015), An Examination on the Determinants of Inflation, Journal of Economics, Business and Management, Vol. 3, No. 7, July 2015, truy cập tại <www.joebm.com/papers/265-E10010.pdf>.
FACTORS AFFECTING
THE CONSUMER PRICE INDEX IN VIETNAM
● HUYNH QUOC KHIEM - NGUYEN DOAN CHAU TRINH
Faculty of Finance, Banking University of Ho Chi Minh City
ABSTRACT:
Based on data collected quarterly from 2000 to 2016 in Vietnam, the study was conducted to clarify short-term and long-term relationships between the consumer price index and other macroeconomic variables (including GDP, oil prices, M2 money supply and exchange rates). Statistics show that GDP, M2 money supply and exchange rates are factors that influence the inflation rate in Vietnam. In particular, GDP and M2 money supply have a short-term impact, while M2 money supply and exchange rates have a long-term impact on the consumer price index in Vietnam.
Keywords: Consumer price index, VECM model.
Xem tất cả ấn phẩm Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ số 11 tháng 10/2017 tại đây