Tinh thần “Một LHQ”
Ông Kamal Malhotra đánh giá cao nỗ lực, hoạt động mà Việt Nam tiến hành để ngăn chặn lây lan dịch, không chỉ ở giai đoạn 1 mà cả giai đoạn 2.
Theo ông, các tổ chức LHQ ở Việt Nam sẽ có các tiếp cận và hỗ trợ Việt Nam hài hoà trên tinh thần “Một LHQ” về công nghệ, kỹ thuật, đánh giá giảm thiểu tác động của dịch bệnh tới kinh tế-xã hội.
Tại buổi tiếp, ông Kamal Malhotra đã gửi Thủ tướng bản báo cáo của Hội nghị LHQ về thương mại và phát triển (UNCTAD) vừa được công bố về những ảnh hưởng của COVID-19 đến kinh tế toàn cầu. “Văn phòng của tôi sẽ xem xét kỹ để đưa ra khuyến nghị ảnh hưởng đối với Việt Nam”, ông nói.
Các lĩnh vực bị ảnh hưởng của Việt Nam mà LHQ sẽ nghiên cứu, tư vấn kịp thời gồm có:
a). Hệ thống y tế;
b). Hệ thống tài chính;
c). Sản xuất;
d). Nhóm dân cư dễ bị tổn tương;
đ). Giáo dục...
Ảnh hưởng đến sản xuất
Một trong những ngành sản xuất bị ảnh hưởng nhiều từ dịch Covid-19 là dệt may, da giày, điện tử. Lý do chủ yếu là gián đoạn nguồn cung ứng nguyên phụ liệu, linh kiện.
Nhóm nguyên phụ liệu, linh kiện này chủ yếu từ 2 thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên, dịch bệnh khởi phát ở Trung Quốc và đang bùng phát mạnh ở Hàn Quốc, do vậy, nếu dịch không được khống chế sớm thì dự báo hết quý 2, doanh nghiệp những ngành này sẽ bị ảnh hưởng.
Hàng không cũng là một trong những ngành chịu thiệt hại nặng nề bởi dịch Covid-19, tính đến thời điểm này, doanh thu của ngành đã bị sụt giảm tới 25.000 tỷ đồng. Nếu dịch tiếp tục kéo dài thì ngành dự báo sẽ mất gần 20 triệu hành khách trong năm nay, đây là một con số tổn thất rất lớn.
Theo các chuyên gia kinh tế, nếu không có những giải pháp tối ưu để cứu vãn thì hệ lụy của dịch bệnh sẽ kéo dài và tác động tiêu cực hơn tới mục tiêu phát triển của ngành giao thông.
Nhóm cư dân dễ bị tổn thương
Nhóm cư dân dễ bị tổn thương gồm người khuyết tật, phụ nữ từ nông thôn ra thành thị kiếm việc làm không ổn định, nhóm người ở vùng bị ảnh hưởng thiên tai, người dân tộc thiểu số và những người nghèo cùng cực.
Ước tính khoảng một phần ba dân số 96 triệu người ở Việt Nam đang sống ở các khu vực thành thị. Nhiều người trong số đó di cừ từ nông thôn để tìm kiếm việc làm. Lượng người di cư khoảng 4 triệu và con số này sẽ lên đến 5 triệu vào năm 2020.
Khoảng 60% số người di cư là phụ nữ. Nhiều phụ nữ có việc làm chính thức trong các nhà máy may mặc và giày dép, nhưng cũng có đến gần một nửa số phụ nữ làm việc tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh kiếm sống ở khu vực kinh tế phi chính thức nhờ nghề bán hàng dạo và thu gom rác thải.
Ở những thành phố nơi họ di cư đến, phụ nữ phải đối mặt với nhiều thách thức như nhà ở và điều kiện sống nghèo nàn, thu nhập và công việc bấp bênh, điều kiện làm việc không an toàn, và quyền lao động chưa được bảo vệ đầy đủ.
Đây chính là những nhóm người dễ bị tổn thương nhất của dịch bệnh Covid-19.
Cùng với sự vào cuộc của các cấp chính quyền trong hỗ trợ phát triển các kỹ năng và sự tự tin để tăng thu nhập và cải thiện điều kiện làm việc cho các nhóm cư dân người khuyết tật, phụ nữ từ nông thôn ra thành thị kiếm việc làm không ổn định, nhóm người ở vùng bị ảnh hưởng thiên tai, người dân tộc thiểu số và những người nghèo cùng cực, LHQ sẽ sát cánh cùng Chính phủ Việt Nam ứng phó tốt với dịch này trong giai đoạn 2 với những diễn biến phức tạp, khó lường, qua đó giúp đỡ gián tiếp đến nhóm người dễ bị tổn thương.