Hiệu quả sử dụng nguồn tài liệu ngữ nhập môn học tiếng Trung Quốc tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Nghiên cứu trong môi trường học tập kết hợp (Blended Learning)

Nguyễn Thị Thúy Hòa (Trường Đại học Kinh tế quốc dân)

TÓM TẮT:

Thay vì lớp học truyền thống như trước đây, hiện tại mô hình học tập kết hợp (Blended Learning) đã mở ra một không gian, thời gian học tập linh hoạt và lớn hơn nhiều. Bài nghiên cứu dựa trên các yếu tố của thuyết Ngữ nhập, tiến hành khảo sát điều tra tình hình thực tế sử dụng nguồn ngữ nhập môn học này của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trường ĐH KTQD) trong mô hình học tập kết hợp, từ đó đưa ra các đánh giá phân tích và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao tính hiệu quả nguồn ngữ nhập, hướng tới mục tiêu chung là nâng cao chất lượng học tập môn học tiếng Trung Quốc.

Từ khóa: thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, thuyết ngữ nhập, học tập kết hợp, dạy học tiếng Trung Quốc.

1. Thực trạng học tập môn tiếng Trung Quốc trong hình thức học tập kết hợp tại Trường ĐH KTQD

Hiện tại thời lượng học môn tiếng Trung Quốc là 3 học phần, tương đương với 9 tín chỉ, được giảng dạy tại 3 chương trình: sinh viên (SV) chính quy, SV chương trình Tiên tiến và SV chương trình POHE, đối tượng giảng dạy chủ yếu là SV chuyên ngành Quản trị khách sạn, Quản trị Lữ hành, Quản trị kinh doanh quốc tế, Tiếng Anh thương mại. Với đặc thù đối tượng SV đa dạng, tới từ nhiều chương trình và chuyên ngành khác nhau, tuy nhiên mục tiêu môn học hướng tới là trang bị cho các bạn SV năng lực ngôn ngữ để có thể giao tiếp ở mức độ đơn giản, bước đầu xây dựng nền tảng 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết giúp SV sau khi học xong 3 học phần có thể tự học lên cao tiếp, hoặc dừng lại với chuẩn đầu ra là đạt trình độ HSK3 theo chuẩn Hán ngữ quốc tế (Tương đương trình độ B1 trong khung tham chiếu CEFR Châu Âu).

Do đối tượng học với đặc thù là thuộc đối tượng không chuyên ngữ nên thời lượng cho môn học hàng tuần là 2 tiết (150 phút)/tuần. So với 180 - 240 phút tiêu chuẩn để đạt trình độ HSK tương ứng theo từng cấp độ do tổ chức Hán ngữ quốc tế Hanba ban hành thì chưa đủ. Vì vậy, ngoài thời gian trên lớp, bắt buộc SV phải học tập thêm ở nhà và cụ thể ở Trường ĐH KTQD là học tập trên hệ thống quản lý học tập LMS. Việc học tập thêm ngoài giờ lên lớp này cũng phù hợp với mô hình học tập kết hợp Blended Learning, cụ thể là kết hợp học tập trực tiếp trên lớp với tự học trực tuyến trên hệ thống học tập LMS.

SV học môn tiếng Trung Quốc được đánh giá theo hình thức kiểm tra tích lũy điểm trong cả quá trình học tập với bốn đầu điểm khác nhau. Gồm 10% điểm chuyên cần, 30% cho 2 bài kiểm tra giữa kỳ và 60% bài kiểm tra kết thúc học phần. 2 bài giữa kỳ thiết kế như sau: Bài thứ nhất kiểm tra kỹ năng nghe, đọc và viết, bài thứ hai kiểm tra kỹ năng nói. Bài thi kết thúc học phần là bài thi HSK theo chuẩn quốc tế tương ứng với CĐR của từng học phần. Việc kiểm tra xuyên suốt quá trình học cũng giúp SV có thái độ tích cực học hơn và phù hợp với đặc thù của việc học ngôn ngữ. Với những SV đã có chứng chỉ HSK quốc tế sẽ được miễn học và quy đổi điểm phù hợp với thành tích HSK tương ứng.

2. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình nghiên cứu (NC) với biến phụ thuộc là “Hiệu quả sử dụng ngữ nhập môn tiếng Trung Quốc tại Trường ĐHKTQD”, bốn biến độc lập là “TLNN có thể lý giải được”, “TLNN hứng thú và có liên quan”, “TLNN không sắp xếp theo trình tự ngữ pháp” và “TLNN đầy đủ” (i+1).

3. Khái quát về mẫu khảo sát

NC được thực hiện với đối tượng SV học môn học tiếng Trung Quốc tại 2 chương trình là: Chương trình đào tạo Tiên tiến và chương trình Chính quy đại trà trong năm học 2022 tại Trường ĐH KTQD. Tổng cộng có 175 phiếu được phát ra, thu về 158 phiếu hợp lệ, như vậy tổng số phiếu hợp lệ đạt tỉ lệ 90%. Bảng câu hỏi được lượng hóa và đưa vào hệ thống phần mềm phân tích thống kê SPSS phiên bản 26. Các đối tượng SV này được phân loại theo chương trình học và được khảo sát sâu về đặc điểm học tập như: Khả năng tự học, tỷ lệ khai thác tài liệu trên LMS.

3.1. Thống kê mẫu theo chương trình học

Kết quả khảo sát từ cỡ mẫu là 158 SV (Số quan sát hợp lệ là 158, số quan sát thiếu dữ liệu là 0), có 158 SV tham gia khảo sát, trong đó có 70 SV thuộc chương trình Chính quy đại trà chiếm tỷ lệ là 44,3% tỷ lệ phần trăm hợp lệ đạt 44,3% và 88 SV tới từ chương trình đào tạo Tiên tiến chiếm tỷ lệ 55,7%, tỷ lệ hợp lệ tương ứng là 55,7%. Như vậy, bài báo khảo sát tý lệ 2 đối tượng SV có mức tương đương nhau và SV thuộc chương trình Tiên tiến có tỷ lệ cao hơn.

3.2. Thống kê về mẫu theo giới tính

Với cỡ mẫu là 158 SV, trong đó có 50 SV Nam tham gia khảo sát chiếm tỷ lệ 31,6%, tỷ lệ phần phần trăm hợp lệ tương ứng là 31,6%, có 108 SV nữ tham gia khảo sát đạt tỷ lệ 68,4% và tương ứng tỷ lệ phần trăm hợp lệ là 68,4%. Như vậy SV nữ tham gia khảo sát nhiều hơn 2 lần SV nam, điều này là do các SV thuộc khối ngành kinh tế tỷ lệ nữ bao giờ cũng cao hơn nam.

4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

            Sau khi chạy dữ liệu khảo sát trên phần mềm SPSS 26 để kiểm tra hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, theo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) hệ số tin cậy >0.6 có thể kết luận thang đo hoàn toàn tin cậy. Vì vậy bản NC sẽ tiếp tục đưa các biến quan sát “TLNN có thể lý giải được (Comprehenson)”, TLNN phải hứng thú và có liên quan (Interestingand)” “TLNN sắp xếp không theo trình tự ngữ pháp (Not grammatically)” và biến độc lập “Hiệu quả sử dụng TLNN” tiếp tục vào khâu phân tích tiếp theo.

4.2. Thống kê mô tả các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nguồn Ngữ nhập môn học tiếng Trung Quốc

 Yếu tố “TLNN có thể lý giải được” có giá trị trung bình cao nhất là 4,16- mức 2, cho thấy yếu tố này mang tính ảnh hưởng nhiều nhất tới hiệu quả sử dụng Ngữ nhập. Xếp sau đó là yếu tố “TLNN có hứng thú và liên quan” với GTTB là 4,01-mức 2, cuối cùng là yếu tố “TLNN không theo trình tự ngữ pháp” với GTTB là 3.72- Mức 2. Như vậy khi cung cấp TLNN cho SV chúng ta nên quan tâm nhiều nhất tới việc tài liệu có lý giải được hay không, điều này ảnh hưởng lớn tới việc sử dụng TLNN của SV.

4.3. Phân tích tương quan các biến

Sau khi sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS 26 chạy dữ liệu khảo sát của bài báo, nhóm NC đã thu được kết quả sau:

ựa vào kết quả chạy dữ liệu trên có thể nhận thấy, hệ số tương quan của biến phụ thuộc “Hiệu quả sử dụng” với các biến độc lập “Tài liệu có thể lý giải được”  là 0,699 thể hiện mức độ tương quan mạnh, với biến “Tài liệu có hứng thú” là 0,677- mức độ tương quan mạnh, với biến “ Tài liệu không theo trình tự ngữ pháp "  là 0,425- mức độ tương quan mạnh.

Các giá trị Sig thu được đều <0.05 cho nên không xảy ra trường hợp đa cộng tuyến giữa các biến. Do vậy các biến quan sát và biến độc lập hoàn toàn có thể giữ lại tiến hành cho bước phân tích tiếp theo.

4.4. Phân tích hồi quy tuyến tính mô hình nghiên cứu

4.4.1. Phân tích hồi quy tuyến tính

Sau khi chạy hồi quy tuyến tính trên phần mềm phân tích thống kê SPSS 26, nhóm NC thu được các kết quả sau:

Hệ số Adjusted R Square sau khi chạy đạt 0,519 điểm, cho thấy mô hình hồi quy tốt (Trị số nằm trong khoảng 0.5 tới 1 được coi là mô hình có ý nghĩa - (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)).

Tại bảng ANOVA kết quả thu được chỉ số Sig. là 0.000 <0.05 cho thấy các biến độc lập đều tác động tới biến phụ thuộc và mô hình hồi quy xây dựng hoàn toàn phù hợp.

Bảng dữ liệu cho thấy giá trị Sig kiểm định t của hệ số hồi quy là của biến “Tài liệu không theo trình tự ngữ pháp” là 0,845 >0,05 như vậy không có sự tác động từ biến này lên biến phụ thuộc “Hiệu quả sử dụng Ngữ nhập”. Trị số VIF < 10 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến

4.4.2 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính

Sau khi tiến hành kiểm định về tương quan giữa các biến, kiểm định hồi quy tuyến tính, nhóm NC đã xây dựng nên mô hình hồi quy như sau:

 Hiệu quả sử dụng =0,443*(Tài liệu có thể lí giải được) +0,324*(Tài liệu có hứng thú) +0,13* (Tài liệu không theo trình tự ngữ pháp)+ℇ

Trong đó: Hiệu quả sử dụng là biến phụ thuộc, chịu tác động của các biến độc lập là “Tài liệu có thể lý giải được”, “Tài liệu có hứng thú” và “Tài liệu không theo trình tự ngữ pháp”.

            Hệ số hồi quy của biến Tài liệu có thể lý giải được là 0,443.

            Hệ số hồi quy của biến Tài liệu có hứng thú là 0,324

            Hệ số hồi quy của biến Tài liệu không theo trình tự là 0,13

            ℇ là phần dư

            Trong các biến độc lập thì biến “Tài liệu có thể lý giải” có tác động mạnh nhất tới biến phụ thuộc là “Hiệu quả sử dụng”, biến “Tài liệu không theo trình tự ngữ pháp” có tác động yếu nhất lên biến phụ thuộc. Các giá trị dương cho thấy, biến phụ thuộc sẽ tăng nếu giá trị của biến độc lập tăng.

5. Kết luận

Để xây dựng mô hình nghiên cứu, bài báo đã sử dụng thuyết Ngữ nhập của Krashen (1970), Ngữ nhập (input) nhấn mạnh việc người học ngoại ngữ cũng giống như tiếp thu tiếng mẹ đẻ của mình cần rất nhiều ngữ liệu vào đầu thông qua nghe, đọc để sau này có thể nói, viết. Mô hình nghiên cứu đã sử dụng 4 yếu tố của thuyết Ngữ nhập là: Tài liệu có thể lí giải được, Tài liệu có hứng thú, Tài liệu không sắp xếp theo trình tự ngữ pháp, Tài liệu ngữ nhập đầy đủ để tạo nên bốn biến độc lập, sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 26 để xem xét giá trị trung bình của từng biến, cũng như mối quan hệ tác động qua lại giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc là hiệu quả sử dụng ngữ nhập, xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa các biến.

Qua việc phân tích thống kê mô tả cũng như phân tích hồi quy tuyến tính, bản nghiên cứu phát hiện ra nhóm yếu tố “Tài liệu có thể lý giải được” có tác động mạnh nhất tới “Hiệu quả sử dụng ngữ nhập”, trong nhóm yếu tố này thì “Giáo trình điện tử” và “Giáo án điện tử” là nguồn tài liệu được SV quan tâm và sử dụng nhiều nhất. Những nhóm yếu tố còn lại như “Tài liệu có hứng thú và liên quan”, “Tài liệu không sắp xếp theo trình tự ngữ pháp” cũng có ảnh hưởng tới “Hiệu quả sử dụng ngữ nhập”, do vậy khi cung cấp tài liệu môn học cho SV thì các GV nên lưu ý đặc điểm này. Bên cạnh đó, khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha nhóm đã nhận thấy nhóm yếu tố “Tài liệu ngữ nhập phải đầy đủ” không đủ tin cậy để tiến hành phân tích nên đã loại khỏi các phân tích tiếp theo. Do vậy tài liệu nếu không cung cấp đáp ứng yếu tố này của thuyết Ngữ nhập cũng không ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng.

Từ kết quả nghiên cứu, giảng viên khi lựa chọn tài liệu môn học nên chú trọng tới “tính lý giải được” của tài liệu, tiếp theo là “tính hứng thú” và cuối cùng là không cần theo “trình tự ngữ pháp”. Kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập môn học tiếng Trung Quốc tại trường ĐH Kinh tế quốc dân, giúp SV có thể học tập tốt môn học tiếng Trung Quốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. 2021, S. L. (2021, 10). Tổng cục Thống kê. Retrieved from https://www.gso.gov.vn: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/03/so-lieu-xuat-nhap-khau-cac-thang-nam-2021/
  2. com. (n.d.). Retrieved from https://www.authenticgermanlearning.com/how-to-learn-german/natural-approach-to-language-learning/chúc, t. (n.d.).
  3. Corder, S. (1984). Review of Krashen. Applied Linguistics, 5(1), 56-58.
  4. Felix, S. W. (1987). Cognition and Language Growth. De Gruyter Mouton; Reprint 2019 ed. edition (January 1, 1987).
  5. Gass, S. (1988). Interlanguage research areas: aframework for second language studies. Applied Linguistics, 9(2), 198-217.
  6. Gregg, K. (Summer 1984). Krashen's Monitor and Occam's Razar. Applied Linguistics, 5(2), 79–100.
  7. Harvi Singh, C. R. (2001). A white Paper: Achieving success with blended learning. Centra Software Retrieved, 1(1), 55-62.
  8. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu NC với SPSS. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồng Đức.
  9. Hofmann, A. (2008). Developments in blended learning: Let's beyond the Hype. Economics & Organnization of Future Enterprise, 1(1), 55-62.
  10. Juan, L. (2019, 11). Research on College English Blended Teaching Mode. Based on the Combination of "Online and Offline". Guangdong Business and Technology University, Zhaoqing, Guangdong 426000.
  11. Krashen, S. (1981). Second Language Acquisition and Second Language Learning. London: Oxford.
  12. Krashen, S. (1985). The Input Hypothesis: Issues and implications. Addison-Wesley Longman Ltd .

 

A study on the effectiveness of using the input hypothesis to learn Chinese in the blended learning at the National Economics University

 Nguyen Thi Thuy Hoa

National Economics University

ABSTRACT:

In contrast to the traditional learning model, the blended learning model makes the learning approach more flexible in terms of learning space and time. Based on the input hypothesis, this study explores how the National Economics University’s students use the input hypothesis in the blended learning. This study provides analytical assessments and appropriate solutions to improve the effectiveness of using the input hypothesis in learning Chinese.

Keywords: second-language acquisition, input hypothesis, blended learning, teaching Chinese.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 2, tháng 1 năm 2023]