Kiểm soát chặt chẽ tình trạng chuyển hàng hóa qua cửa khẩu Việt Nam

Trước tình hình dịch COVID-19 đã xuất hiện trở lại trong cộng đồng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ cần tiếp tục nhất quán thực hiện cho bằng được “mục tiêu kép”, mục tiêu này không phải thực hiện chỉ trong tháng 12 này mà là cả trong thời gian tới.
sản xuất công nghiệp
Kết quả 11 tháng đầu năm cho thấy, sản xuất công nghiệp khởi sắc.

 

Thủ tướng chỉ đạo, tiếp tục đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế, phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP năm 2020 từ 2,5 đến 3%.

Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm; phấn đấu tăng trưởng tín dụng hơn 10% (đây là một kênh rất quan trọng để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh); kiểm soát tốt lạm phát, xử lý hiệu quả nợ xấu.

Đồng thời, quyết liệt hơn nữa trong thúc đẩy giải ngân đầu tư công, giải ngân vốn ODA, bảo đảm thực chất, hiệu quả, không hình thức, gây lãng phí; gắn chặt trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đầu tư tư nhân, bao gồm cả đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài; cải cách mạnh mẽ hơn môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài đang trong xu hướng dịch chuyển.

Một điểm lưu ý khác là các cơ quan chức năng phải kiểm soát chặt chẽ tình trạng chuyển hàng hóa qua cửa khẩu Việt Nam, mượn Việt Nam là nơi xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi thuế quan, gây mất uy tín và thương hiệu sản phẩm hàng hóa Việt Nam.

Đẩy mạnh kích cầu thị trường nội địa, nhất là thị trường trong các lĩnh vực bán lẻ, du lịch, dịch vụ, lưu trú, vận tải, ăn uống...

Đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế số, xây dựng chính phủ điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt.

Theo đó, các cấp, các ngành cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý đối với một số mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ hiện đại; đồng thời, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về định danh cá nhân.

Tiếp tục quan tâm xử lý tốt những vấn đề còn bất cập, vướng mắc trong lĩnh vực văn hóa, xã hội và môi trường – những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống người dân. Quan tâm hơn nữa hoạt động phát triển giáo dục, đào tạo, dạy nghề, trong đó có nội dung về dạy văn hóa trong hoạt động dạy nghề.

Về hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan hữu quan triển khai gói hỗ trợ ngành hàng không, du lịch, bảo đảm thực chất, hiệu quả. Đây là 2 ngành bị tác động nặng nề nhất do COVID-19.

Kết quả 11 tháng đầu năm cho thấy, sản xuất công nghiệp khởi sắc, đặc biệt ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,9% so với cùng kỳ.

Thị trường trong nước phục hồi, thị trường hàng hóa sôi động, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 11 tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,5% so với cùng kỳ.

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng cao trở lại, tăng 7,3% so với tháng trước và 6,7% so với cùng kỳ.

[Quảng cáo]

Đồng Đăng