Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết, hiện nay,quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc đang phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trung Quốc đang là thị trường trọng điểm của Việt Nam về xuất khẩu trên phương diện tổng thể và cũng là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhận định thành phố Trùng Khánh đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối khu vực Tây-Nam Trung Quốc và Việt NamTrong đó, thành phố Trùng Khánh đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối khu vực Tây-Nam Trung Quốc và Việt Nam. Đặc biệt, Trùng Khánh là địa phương đầu tiên của Trung Quốc mà Việt Nam đặt Văn phòng Xúc tiến thương mại.
“Do vậy, Bộ Công Thương mong muốn và luôn sẵn sàng hợp tác với Trùng Khánh nhằm phát triển quan hệ thương mại giữa khu vực Tây-Nam Trung Quốc với các địa phương của Việt Nam”, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.
Cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu của Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, ông Lưu Quế Bình cho biết, mục đích chuyến công tác tới Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian này là nhằm thúc đẩy giao lưu hợp tác, tìm kiếm cơ hội đầu tư và xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối 2 nước.
Ông Lưu Quế Bình cho rằng, Việt Nam và tỉnh Trùng Khánh còn rất nhiều tiềm năng để hai bên cùng đầu tư, phát triểnTheo ông Lưu Quế Bình, với diện tích 32 nghìn km2 và dân số hơn 30 triệu người, thành phố Trùng Khánh có mức GDP đạt 1.900 tỷ NDT vào năm 2017, kim ngạch xuất nhập đạt 40,8 tỷ NDT. Những đối tác xuất nhập khẩu bao gồm Mỹ, Liên minh châu Âu và Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là đối tác chính.
Bên cạnh đó, Trùng Khánh có quan hệ hợp tác với 224 nhà nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Được coi là trọng tâm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường, Trùng Khánh là thành phố trực thuộc Trung ương duy nhất ở khu vực Trung Tây Trung Quốc. Trùng Khánh là một trong sáu cơ sở công nghiệp của Trung Quốc, sản xuất máy móc, thiết bị thông minh, linh kiện và phụ tùng xe hơi và xe máy, sản phẩm hóa học.
Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2017 giữa Việt Nam và Trùng Khánh đạt 1,82 tỷ USD. Con số này hoàn toàn có thể tăng lên mạnh mẽ nếu hai bên cùng tận dụng những thế mạnh sẵn cóKim ngạch xuất nhập khẩu năm 2017 giữa Việt Nam và Trùng Khánh đạt 1,82 tỷ USD. Con số này hoàn toàn có thể tăng lên mạnh mẽ nếu Trùng Khánh và Việt Nam tận dụng đường biển phía Nam. Tháng 9/2017, Trùng Khánh mở nhánh giao thông về phía Nam nhằm tăng cường quan hệ thương mại với các quốc gia Đông Nam Á. Trong thông thương với Việt Nam, tháng 4/2016, Trùng Khánh mở tuyến tàu xuyên biên giới hai nước.
“Với những lợi thế trên, Việt Nam và Trùng Khánh có thể tận dụng tuyến đường đi về phía Tây, tới các nước Trung Á và châu Âu mà Trung Quốc xây dựng, qua đó có thể thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu của hai bên. Song song với việc xây dựng đường giao thông – logistics, hai bên cũng cần tăng cường xây dựng cửa khẩu và khả năng thông quan”, ông Lưu Quế Bình nhận định.
Ấn tượng về những con số phát triển của Trùng Khánh, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh vui mừng và đánh giá cao vai trò của các tuyến đường sắt từ Trùng Khánh kết nối châu Âu và khu vực Đông Nam Á. Thứ trưởng cũng nhận định, đường sắt là hình thức giao thông và vận chuyển hàng hóa an toàn và có chi phí cạnh tranh hơn đường bộ.
“Hàng năm, có khoảng 3 tỷ tấn hoa quả của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường bộ, thông qua cửa khẩu Tân Thanh. Nếu đề nghị vận chuyển nông sản và hoa quả từ Việt Nam qua cửa khẩu Bằng Tường được thông qua, Trùng Khánh và Việt Nam có thể tận dụng được tuyến đường sắt” Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết thêm.
Nói về ý tưởng hỗ trợ ngành logistics hai nước, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết trước mắt, Bộ Công Thương sẽ bàn bạc nội bộ và tổ chức đoàn doanh nghiệp logistics Việt Nam tham quan những tuyến đường sắt của Trùng Khánh và mời những đại diện của Trùng Khánh tới Việt Nam quảng bá.
Đặc biệt, trong vấn đề thông quan mà đại diện Trùng Khánh trình bày, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh khẳng định, Bộ Công Thương sẽ làm việc với Hải quan, tìm cách rút ngắn thời gian làm thủ tục thông thương, tạo thuận lợi cho dòng chảy thương mại giữa Việt Nam và Trùng Khánh.