Xây dựng thang đo sử dụng thông tin chi phí phục vụ quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam

ThS. HOÀNG HUY CƯỜNG (Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh)

TÓM TẮT:

Sử dụng thông tin chi phí để phục vụ cho công tác quản trị doanh nghiệp là một trong những vấn đề được các nhà quản trị quan tâm hàng đầu, nhằm phục vụ cho các mục đích, như: (1) kế hoạch, (2) kiểm soát, (3) quyết định giá bán và (4) đánh giá kết quả và ra quyết định. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu là khám phá thang đo sử dụng thông tin chi phí, từ đó, sử dụng thang đo này trong nghiên cứu định lượng cho lĩnh vực tài chính kế toán và quản trị kinh doanh tại Việt Nam.

Từ khóa: Thông tin chi phí, quản trị doanh nghiệp, chi phí dựa trên hoạt động.

1. Đặt vấn đề

Các nghiên cứu hiện nay cho rằng, vai trò của thông tin chi phí trong quản trị doanh nghiệp là rất quan trọng. Chongruksut (2002) chỉ ra rằng, các doanh nghiệp Thái Lan sẽ nhận được lợi ích từ ABC (Activity based costing) cung cấp thông tin đó là gia tăng việc kiểm soát chi phí và hỗ trợ cho nỗ lực cắt giảm chi phí. Tương tự, Shil & Pramanik (2012) thông tin từ ABC sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện việc ra quyết định, để phân tích và kiểm soát lợi nhuận sản phẩm, đo lường kết quả hoạt động tốt hơn và cải tiến các hoạt động.

Ở một khía cạnh khác, Anand et al. (2005) nêu lên sự cần thiết của thông tin chi phí trong hoạt động quản trị như hỗ trợ cho dự toán, quyết định giá bán sản phẩm và phân tích lợi nhuận khách hàng. Các nghiên cứu đã có những đóng góp rất lớn về kết quả, cũng như hướng nghiên cứu liên quan đến thông tin chi phí. Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn còn những hạn chế nhất định, đó là khái niệm “sử dụng thông tin chi phí” vẫn chưa được xây dựng thang đo dùng trong nghiên cứu định lượng, đặc biệt dùng phương pháp nghiên cứu định lượng qua mô hình SEM để đo lường, đánh giá thang đo khái niệm nghiên cứu này.

Vì vậy, vấn đề xây dựng thang đo khái niệm sử dụng thông tin chi phí là hạn chế của các nghiên cứu trước, do đó, tác giả xác định đây là "khe hổng" cần tiếp tục nghiên cứu. Khái niệm sử dụng thông tin chi phí cần được sử dụng trong các nghiên cứu định lượng, cũng như khám phá mối quan hệ giữa khái niệm sử dụng thông tin chi phí với các yếu tố nội tại và bên ngoài doanh nghiệp là cần thiết và quan trọng.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Chương trình nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện với số phiếu phát ra: 600, số phiếu thu về: 230. Thành phần mẫu điều tra chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ ở các tỉnh, thành phía Nam Việt Nam. Đối tượng trả lời phiếu khảo sát là giám đốc tài chính, kế toán trưởng, kế toán chi phí, kế toán quản trị đại diện công ty trả lời phiếu khảo sát.

Bảng câu hỏi được thiết kế dựa theo thang đo Likert 05 điểm. Dữ liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 20. Kiểm định sơ bộ thang đo bằng phân tích EFA với PCA và Varimax, sau đó kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha. Kết quả kiểm định sẽ hình thành thang đo chính thức. Các thang đo tiếp tục được kiểm định bởi phân tích nhân tố khẳng định CFA bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.

3. Mô hình thang đo lường các biến

Thông tin chi phí là kết quả cuối cùng của hệ thống kế toán chi phí, thông tin chi phí cung cấp cho doanh nghiệp để thực hiện hoạt động quản trị một cách hiệu quả. Theo IFAC (2009) thì thông tin về chi phí cung cấp cho nhà quản lý để hỗ trợ đánh giá, phân tích và lập kế hoạch và hỗ trợ ra quyết định có thể hiệu quả hơn nếu thông tin đó dựa trên sự kết nối rõ ràng và kịp thời giữa các nguyên nhân và những ảnh hưởng của chúng. Đối với quan điểm của Hughes et al, (2003) thì thông tin chi phí cung cấp rất hữu ích trong nỗ lực cắt giảm chi phí. Ngoài ra, thông tin chi phí cũng hữu ích trong việc cung cấp thông tin để đánh giá lợi nhuận sản phẩm và nâng cao doanh thu. Còn đối với John (2000) thì thông tin chi phí thể hiện khả năng dự toán chi phí để sử dụng trong việc định giá sản phẩm và chỉ ra những vùng cần phải thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh để có thể cắt giảm chi phí mà cho phép công ty để đáp ứng khách hàng mong muốn tốt hơn. Kế toán chi phí cung cấp thông tin chi tiết về chi phí mà nhà quản lý cần để kiểm soát hoạt động hiện tại và kế hoạch cho tương lai. Nhà quản lý sử dụng thông tin này để quyết định phân bổ các nguồn lực như thế nào cho các bộ phận kinh doanh một cách hiệu quả và có lợi nhuận nhất (VanDerbeck, 2010). IMA (2014) cho rằng, thông tin chi phí dùng để ra quyết định và quản trị. Điểm nổi bật nhất của thông tin chi phí có thể sử dụng cao là nó cung cấp khả năng cho các nhà quản lý ở tất cả các cấp để phù hợp với mục tiêu của tổ chức để tối ưu hóa doanh nghiệp. Một hệ thống chi phí được thiết kế tốt sẽ loại bỏ bất kỳ sự không phù hợp nào giữa thông tin chi phí và hoạt động bằng cách kết nối chúng đến mục tiêu quản lý. Sự rõ ràng này sẽ cho phép sử dụng thông tin chi phí một cách hiệu quả và rộng rãi hơn cho việc lập kế hoạch, đầu tư, quản lý rủi ro, đánh giá hiệu năng, phân tích lợi nhuận và các quyết định quản lý khác. Qua các luận điểm khác nhau thì sử dụng thông tin chi phí phục vụ cho quản trị cơ bản được thể hiện qua các khía cạnh sau: (1) kế hoạch, (2) quyết định về giá, (3) kiểm soát chi phí, (4) đánh giá kết quả và ra quyết định.

3.1. Mô hình thang đo

3.2. Thang đo lường các biến

Dựa trên các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm thang đo sử dụng thông tin chi phí phục vụ cho quản trị có 4 thành phần, bao gồm: (1) kế hoạch, (2) quyết định giá bán, (3) kiểm soát chi phí, (4) đánh giá kết quả thực hiện và ra quyết định. Cụ thể, thang đo khái niệm được xây dựng qua các biến quan sát sau:

3.3. Thông tin chi phí - kế hoạch

3.4. Thông tin chi phí - quyết định giá bán

3.5. Thông tin chi phí - kiểm soát chi phí

3.6. Thông tin chi phí - đánh giá kết quả và ra quyết định

4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Kết quả Cronbach’s Alpha

Qua kết quả phân tích Cronbach's Alpha tổng hợp từ Bảng 4.1, hầu hết tất cả các biến quan sát đều thỏa mãn yêu cầu khi phân tích Cronbach's Alpha, tức các biến nhìn chung thang đo đều đạt được độ tin cậy cần thiết. Các biến quan sát sẽ được tiếp tục đánh giá và kiểm định thông qua kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá - EFA và phân tích nhân tố khẳng định - CFA.

4.2. Kết quả EFA

Qua kết quả phân tích EFA tổng hợp từ Bảng 4.2 thì hầu hết tất cả các nhân tố đều thỏa mãn yêu cầu khi phân tích EFA, tức các biến nhìn chung thang đo đều đạt được độ tin cậy và phân biệt cần thiết. Sau khi phân tích mô hình nghiên cứu bằng EFA, mô hình sẽ được tiếp tục đánh giá và kiểm định thông qua kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định - CFA.

4.3. Kết quả CFA

Kết quả CFA được trình bày trong Hình 4.1. Kết quả CFA cho thấy, mô hình có Chi-square = 224.363 (P=0,000), df = 113, Chi-square/df = 1.986; CFI = 0.926 và TLI = 0.911 đều > 0.9 và RMSEA = 0,066 < 0.08 nên phù hợp với dữ liệu thị trường mà không cần giải pháp điều chỉnh nào nên thang đo trong mô hình đạt tính đơn hướng. Các trọng số (λ) chuẩn hóa đều cao và có ý nghĩa thống kê (p = 0,000), như vậy thang đo đạt được giá trị hội tụ.

Hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích của thang đo các nhân tố trong Bảng 4.3, cho thấy đều đạt giá trị > 0.5. Điều này khẳng định thang đo nhân tố sử dụng thông tin chi phí phục vụ quản trị đều đạt tiêu chuẩn về độ tin cậy.

Tương quan giữa các thành phần trong mô hình thang đo này được thể hiện trong Bảng 4.4. Kết quả phân tích trong Bảng 4.4, cho thấy, hệ số tương quan ước lượng liên kết với sai số chuẩn (SE) của mối tương quan của các cặp khái niệm cho giá trị đều < 1 và p đều < 0.05. Nên hệ số tương quan của cặp khái niệm này khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%. Vậy, những cặp khái niệm này đạt được giá trị phân biệt.

5. Kết luận và đề xuất

Nghiên cứu đã đánh giá và kiểm định thang đo các khái niệm “sử dụng thông tin chi phí” là thang đo bậc 2 với 4 thành phần, gồm: kế hoạch, quyết định giá bán, kiểm soát chi phí, đánh giá kết quả và ra quyết định. Các thang đo này được kiểm định chặt chẽ để đảm bảo độ tin cậy, tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Một khám phá quan trọng đó là thang đo khái niệm sử dụng thông tin chi phí được kiểm định tại Việt Nam. Do vậy, những phát hiện từ nghiên cứu này có ý nghĩa trong cả lĩnh vực lý thuyết và thực tiễn.

Với kết quả nghiên cứu này, tác giả đề xuất khái niệm sử dụng thông tin chi phí và thang đo được tiếp tục nghiên cứu định lượng trong mối quan hệ với các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp ■

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Anand, M., Sahay, B.S. & Saha, S., 2005. Activity-Based Management Practices in India: An Empirical Study, Decision (Social Science Research Network), 32(1): 123 - 152.

2. Brandon, C.H. & Drtina, R.E., 1997. Management Accounting: Strategy and Control. Thirdth edition. New York: McGraw-Hill Companies, Inc.

3. Blocher, E.J., Chen, K.H, Cokinsm G. and Lin, T.W., 2005: Cost Management. McGraw-Hill/Irwin, Hew York, USA.

4. Chongruksut, W., 2002. The adoption of activity-based costing in Thailand. PhD thesis. School of Accounting and Finance Faculty of Business and Law. Victoria University.

5. Drury, C., & Tayles, M., 1994. Product costing in UK manufacturing organizations. European Accounting Review, 3 (3), 443 - 469.

6. IFAC, 2009. Evaluating and Improving Costing in Organizations.

7. IMA, 2014. The Conceptual Framework for Managerial Costing. Statement on Management Accounting.

8. John, I., Falconer, M., Donald, S., 2000. Activity-based costing in the U.K.s largest companies: a comparison of 1994 and 1999 survey results. Management Accounting Research, Volume 11.

9. Kaplan, R. S., Atkinson, A. 1998., Advanced Management Accounting. Third edition. Prentice Hall Inc, Upper Saddle River, New Jersey.

10. Hughes, S.B. & Gjerde, K.P., 2003. Do Different Cost Systems Make a Difference? Management Accounting Quarterly, Vol. 5.

11. Horngren, C.T., Datar, S.M. & Rajan, M.V., 2012. Cost Accounting: A Managerial Emphasis. Fourteenth edition. New Jersey: Pearson Education, Inc.

12. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh - thiết kế và thực hiện. TP. Hồ Chí Minh. NXB Lao động xã hội.

DEVELOPING A SCALE TO USE COST INFORMATION

FOR CORPORATE GOVERNANCE IN VIETNAM

● MA. HOANG HUY CUONG

Faculty of Accounting - Auditing, Ho Chi Minh City Open University

ABSTRACT:

The use of cost information for corporate governance is one of the top concerns for executives, such as (1) plan, (2) control, (3) pricing and (4) evaluation and decision making. Therefore, the purpose of the study is to explore the scale of the use of cost information, thereby using this scale in quantitative research for the field of financial accounting and business administration in Vietnam.

Keywords: Cost information, business management, cost based activity.