Thúc đẩy động cơ học từ vựng cho sinh viên sử dụng ứng dụng Quizlet

ThS. NGUYỄN THANH MAI THY (Giảng viên cơ hữu, Viện Ngôn ngữ - Trường Đại học Văn Lang)

TÓM TẮT:

Nghiên cứu sử dụng phương pháp thực nghiệm so sánh giữa 2 nhóm: nhóm thử nghiệm và nhóm kiểm soát, nhằm phân tích động lực học từ vựng của sinh viên qua việc sử dụng Quizlet và không sử dụng Quizlet. Trong nhóm thử nghiệm, những người tham gia được hướng dẫn sử dụng Quizlet sử dụng trên điện thoại thông minh, trong khi nhóm khác không sử dụng phương pháp này.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt lớn về động lực học từ vựng của sinh viên sau khi được áp dụng, với tỷ lệ tăng lên từ 63% lên 85%. Ngoài ra, kiểm định Wilcoxon cho thấy có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về động lực của sinh viên trước và sau khi sử dụng ứng dụng Quizlet để học từ vựng. Như vậy, sử dụng Quizlet giúp cải thiện động cơ học tập tiếng Anh có độ tin cậy cao.

Từ khóa: Quizlet, động lực, học tiếng Anh.

1. Đặt vấn đề

Ngày nay, có rất nhiều ứng dụng di động giúp đỡ sinh viên học tập ngoại ngữ trong mọi lúc, mọi nơi. Một trong số đó là ứng dụng Quizlet. Ứng dụng Quizlet chứa flashcard có thể thúc đẩy các sinh viên học từ vựng và đã có một vài nghiên cứu quan sát thấy động lực học tập ngoại ngữ của sinh viên sau khi sử dụng ứng dụng Quizlet. Nghiên cứu này xây dựng câu hỏi nghiên cứu như sau: Việc sử dụng ứng dụng Quizlet có thúc đẩy động lực của sinh viên đối với hoạt động học từ vựng không?

Các giả thuyết cũng được xây dựng liên quan đến câu hỏi nghiên cứu.

- Giả thuyết Null (Ho): Không có sự khác biệt đáng kể nào về động lực học của sinh viên trước và sau khi sử dụng Quizlet trong việc học từ vựng.

- Giả thuyết thay thế (Ha): Có một sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về động lực của sinh viên trước và sau khi sử dụng Quizlet.

2. Cơ sở lý luận về nghiên cứu

2.1. Từ vựng

Từ vựng được định nghĩa là "một danh sách từ được biên soạn từ các bảng chữ cái nhất định với nghĩa của chúng" (Alizadeth, 2016). Do đó, nhiều từ được sử dụng sẽ tạo thành câu, thành đoạn, thành bài văn để giao tiếp với người khác. Nhiều từ cũng có ý nghĩa đặc biệt cung cấp các ý nghĩa khác nhau. Hơn nữa, từ vựng là một trong những thành phần quan trọng nhất trong ngôn ngữ tiếng Anh, giúp người học hiểu văn bản.

Mỗi kỹ thuật dạy (Elyas & Alfaki, 2014) sẽ tùy tình huống, bài học, từ để các giáo viên áp dụng trong quá trình dạy của mình:

i) Dịch thuật - đó là một cách đơn giản và thông thường được các giáo viên sử dụng để đạt được mục tiêu học tiếng Anh.

ii) Hình ảnh: Sử dụng hình ảnh có thể là hình ảnh động, tranh treo tường, thẻ ghi chú,... Khi giáo viên muốn dạy các mục từ vựng như nhà, phòng, trái cây, hoặc chợ cho sinh viên, rất khuyến khích họ sử dụng hình ảnh, vì chúng rất trực quan và khó giải thích.

iii) Sử dụng đồ vật: Sử dụng những đồ vật nhỏ như bút, vở, quần áo,... để minh họa cho từ vựng.

iv) Đưa ra ví dụ: Các từ mới nên kèm câu ví dụ có ý nghĩa rõ ràng để sinh viên hiểu ngữ cảnh và cách sử dụng chúng.

2.2. Động lực

Động lực được coi là thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất trong tâm lý học nói chung. Đối với các nhà tâm lý học, động lực là một nhu cầu hoặc mong muốn cho hành vi và hướng nó tới một mục tiêu, (Myers, 2010). Đối với giáo dục, các giáo viên quan tâm đến việc phát triển một loại động lực cụ thể trong sinh viên của họ là "động lực học tập". Jere Brophy (2008) mô tả động cơ học tập của sinh viên là “xu hướng sinh viên tìm kiếm các hoạt động học tập có ý nghĩa, đáng giá và cố gắng đạt được những lợi ích học tập dự kiến từ chúng".

Giáo viên có 3 mục tiêu chính (Woolfok, 2014): i) Ở khía cạnh ngắn hạn, là làm cho sinh viên tham gia một cách hiệu quả vào công việc của lớp. Nói cách khác, tạo ra một trạng thái động lực học tập, thúc đẩy sinh viên luôn có mong muốn học tập. ii) Ở khía cạnh dài hạn, phát triển đặc điểm là sinh viên có động cơ học tập “tự giáo dục bản thân trong suốt cuộc đời”. 

Trong giáo dục, có 2 loại động lực chính - động lực nội tại và động lực bên ngoài. Đối với động lực học tập nội tại được coi là động lực để tham gia dựa trên mong muốn của họ (Schunk và cộng sự, 2014). Sinh viên có động lực nội tại sẽ cảm thấy thú vị khi làm việc. Mặt khác, động lực bên ngoài là một động lực để tham gia vào hoạt động học tập như một phương tiện để đạt mục tiêu (Schunk và cộng sự., 2014). Những sinh viên có động lực bên ngoài tin rằng họ sẽ đạt được kết quả mong muốn, như: điểm cao, phần thưởng, lời khen của giáo viên.

2.3. Ứng dụng Quizlet

Trong từ điển Merriam-Webster, flashcard được định nghĩa là một thẻ có thể chứa một hình ảnh, số và các từ được sử dụng bởi các giáo viên trong lớp một phương tiện học tập. Ứng dụng Quizlet sử dụng flashcard (dạng hình ảnh số) hiển thị trên máy tính và điện thoại thông minh. Hơn nữa, ứng dụng Quizlet được coi là flashcard kỹ thuật số cung cấp các thẻ hình ảnh được sử dụng thông qua các thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, trực tuyến hoặc ngoại tuyến, để giúp người học ghi nhớ hình thức và ý nghĩa của các từ với nhau.

2.4. Sử dụng ứng dụng Quizlet trong dạy học cho sinh viên

2.4.1. Xây dựng động lực bên trong lớp học để học từ vựng

 Có những phương pháp khác nhau để xây dựng động lực học thêm các mục từ vựng đã được dạy học, chẳng hạn như đọc mở rộng (extensive reading) được coi là cách tốt nhất để tiếp xúc với những từ chưa biết. Tuy nhiên, sinh viên có thể gặp khó khăn trong quá trình học, vì họ thiếu động lực học tập từ vựng. Về khía cạnh này, vai trò quan trọng của người thầy phải là người kích hoạt giúp sự thụ động trong các sinh viên.

Trong số các phương pháp này liên quan đến động cơ bên ngoài chính là sử dụng phần thưởng - kết quả học tập của sinh viên. Tuy nhiên, cũng có những cách khác không yêu cầu sử dụng hệ thống điểm bằng cách sử dụng mô hình hợp tác và tham gia vào nhiệm vụ có thể tạo động lực cho sinh viên và khuyến khích thử thách những đoạn đọc khó. Giáo viên nên giúp củng cố động cơ học từ vựng của sinh viên với trọng tâm là năng lực thu nhận từ vựng.

Một phương pháp khác mà giáo viên có thể sử dụng là việc sử dụng nhiều trò chơi và hoạt động tăng cường từ vựng. Takala (1985) tuyên bố, các hoạt động từ vựng có các tính năng giống như trò chơi sẽ thúc đẩy động lực rất tốt cho sinh viên. Trong bối cảnh điện thoại thông minh phát triển, giáo viên có thể chọn các trò chơi và hoạt động từ vựng thử thách hơn kết hợp trong và ngoài lớp học như sử dụng ứng dụng Quizlet trong quá trình dạy học.

2.4.2. Sử dụng ứng dụng Quizlet để thúc đẩy động cơ học từ vựng

Sử dụng Quizlet thông qua điện thoại thông minh là phương tiện tốt để thúc đẩy sử dụng Quizlet thông qua điện thoại thông minh là phương tiện tốt để thúc đẩy sinh viên học từ vựng. Theo Rezaei và cộng sự(2014), ứng dụng di động là phương tiện thích hợp để khiến sinh viên thích học từ. Các tác giả chỉ ra rằng, sinh viên có động lực để học từ vựng khi sử dụng nó (Dizon, 2016).

Các chế độ học tập được cung cấp trong Quizlet cũng được cho là khiến sinh viên thích thú và cảm thấy hứng thú với việc học từ vựng. Mặt khác, giới trẻ có thể thích học tiếng Anh khi sử dụng công nghệ, giúp sinh viên có thể tham gia nhiều hơn vào quá trình học ngôn ngữ và tập trung hơn vào các từ mục tiêu đã học khi sử dụng Quizlet. Bằng cách sử dụng Quizlet qua điện thoại thông minh, sinh viên có thể học từ vựng một cách độc lập.

3. Phương pháp nghiên cứu

Người tham gia: Về số lượng sinh viên nhóm thử nghiệm là 38 sinh viên và nhóm đối chứng là 36 sinh viên của 2 lớp GD2-03 và GD2-04, Trường Đại học Văn Lang.

Thiết kế nghiên cứu:

Giai đoạn 1: Phân tích sự khác biệt giữa lớp được áp dụng và lớp không được áp dụng phương pháp dạy học sử dụng Quizlet.

Giai đoạn 2: Sử dụng phương pháp kiểm định thống kê Wilcoxon phân tích thống kê để tìm ý nghĩa sự khác biệt giữa trước và sau quá trình áp dụng phương pháp đối với lớp GD2-04.

Để đánh giá các khía cạnh của động cơ học tập từ vựng tiếng Anh, tác giả sử dụng phương pháp thực nghiệm so sánh giữa 2 nhóm: nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng để đánh giá dưới các khía cạnh như Bảng 1.

Bảng 1. Khía cạnh và phương pháp đánh giá động cơ học tập từ vựng tiếng Anh

Khía cạnh và phương pháp đánh giá động cơ học tập từ vựng tiếng Anh

Thủ tục nghiên cứu:

Sau khi 4 đơn vị đầu tiên của môn học "Anh văn 2" (mã môn học: DAT0020) được giảng dạy cho sinh viên, giáo viên bắt đầu bài đánh giá 2 lớp (lớp thử nghiệm và lớp đối chứng), đồng thời ghi lại để phân tích kết quả sau.

Đối với lớp thử nghiệm, yêu cầu các thành viên thực hành 4 đơn vị được chỉ định sử dụng Quizlet trong và ngoài lớp học. Sinh viên cũng được hướng dẫn cài đặt ứng dụng trên điện thoại di động của họ và các bài được giao về nhà thông qua các chế độ học tập khác, như: Viết (Write), Kiểm tra (Test), Ghép từ (Match) và Gravity.

Song song, các thành viên của nhóm đối chứng tiếp tục học theo phương pháp giảng dạy thông thường được áp dụng kể từ đầu học kỳ. Tác giả đã thiết kế một bộ học tập từ vựng cho mỗi bài học, trong đó hình ảnh, cách diễn giải và chú thích được sử dụng để giải thích nghĩa của các từ mới cho các bài học phù hợp với môn học "Anh văn 2" đang được dạy.

4. Kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu được thống kê qua dữ liệu đánh giá qua 2 giai đoạn để đánh giá về sử dụng Quizlet thông qua một số bảng cung cấp kết quả theo sau là giải thích dữ liệu.

Bảng 2 là kết quả về động lực của sinh viên được trình bày theo tỷ lệ phần trăm giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Bảng 2. Kết quả về động lực của sinh viên được thể hiện
bằng tỷ lệ phần trăm

Kết quả về động lực của sinh viên được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm

Bảng 2 cho thấy, phần trăm động lực của sinh viên được tính từ tổng điểm ở cả 2 nhóm. Trong kết quả của bảng kiểm trước khi quan sát, tỷ lệ thu được của nhóm thực nghiệm là 63%, trong khi nhóm đối chứng là 61%. Do đó, sự khác biệt về tỷ lệ phần trăm giữa 2 nhóm chỉ là 2%. Điều này có nghĩa là mức độ động lực của cả 2 nhóm đều giống nhau trước khi sử dụng phương pháp. Sau khi áp dụng phương pháp 2 lần, động lực của sinh viên trong cả 2 nhóm đều tăng lên. Tuy nhiên, nhóm thực nghiệm sử dụng Quizlet thu được 85% và nhóm đối chứng sử dụng phương pháp thông thường đạt 65%. Có sự khác biệt lớn về động lực sau khi được áp dụng.

Ở giai đoạn 2, tác giả phân tích sự tiến bộ giữa trước và sau quá trình áp dụng phương pháp dạy học từ vựng sử dụng Quizlet về động cơ học tập của lớp thực nghiệm và thu được tỷ lệ như Bảng 3.

Bảng 3. Đánh giá nhóm thực nghiệm trước và sau quá trình
áp dụng phương pháp

Đánh giá nhóm thực nghiệm trước và sau quá trình áp dụng phương pháp

Ở giai đoạn 2, kiểm định Wilcoxon (Wilcoxon test) được đưa vào như là kiểm định phi tham số được áp dụng để tìm ra kết quả so sánh giữa trước và sau khi quan sát. Tác giả sử dụng kiểm định này, bởi vì dữ liệu không được phân phối chuẩn và cũng không đồng nhất. Kết quả thử nghiệm của nhóm thực nghiệm được thể hiện trong Bảng 4.

Bảng 4. Kết quả kiểm định Wilcoxon

Kết quả kiểm định Wilcoxon

Bảng 4 cho thấy giá trị của sig (p) là 0,24. Có nghĩa là p = 0,024 thấp hơn 0,050 hoặc p < 0,05. Theo đó, chúng ta thấy rằng có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về động lực của sinh viên trước và sau khi sử dụng ứng dụng Quizlet để học từ vựng, hoặc Ha (giả thuyết thay thế) được chấp nhận và Ho (giả thuyết không) bị bác bỏ.

5. Kết luận và khuyến nghị

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng việc sử dụng ứng dụng Quizlet có hiệu quả để tăng động lực của sinh viên so với động lực của những sinh viên không sử dụng ứng dụng đó. Những phát hiện của nghiên cứu hiện tại phù hợp với Christanti (2018), người đã kết luận rằng ứng dụng Quizlet có thể được sử dụng để tăng động lực của sinh viên.

Mặt khác, tỷ lệ phần trăm trung bình của các mục được tính toán mà sinh viên các lớp thực nghiệm sử dụng thu được cao hơn nhiều so với nhóm đối chứng (không áp dụng). Điều đó có nghĩa là những sinh viên sử dụng Quizlet có động lực học tập cao hơn so với những sinh viên không sử dụng nó. Những kết quả này phù hợp với kết quả thu được của Lees và Mcnee (2015), những người đã phát hiện ra rằng hầu hết sinh viên thích sử dụng flashcard kỹ thuật số hơn là sử dụng giấy để học từ vựng.

Hơn nữa, trong nghiên cứu này, các sinh viên tỏ ra rất thích học từ vựng bằng cách sử dụng ứng dụng Quizlet, bởi sự thuận tiện trong tra từ điển, học bất cứ ở nơi đâu mà không cần được giáo viên hướng dẫn. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu khác, cho thấy rằng các sinh viên thích sử dụng ứng dụng Quizlet trong việc học từ vựng (Hikmah, 2019). Tác giả nhận thấy để thúc đẩy động lực tốt, cần có một số các chiến lược như sau:

Giáo viên với tư cách là người điều hành thực tế không dạy theo nghĩa truyền thống. Nghĩa là, không coi sinh viên là những bình nước trống rỗng cần được lấp đầy đến từ giáo viên với những từ vựng, bài học. Do đó, cần tăng quyền tự chủ của người học một cách mềm dẻo vào cách dạy ít truyền thống hơn. Nói cách khác, ủng hộ quyền tự chủ của người học bằng cách tạo điều kiện.  Giáo viên cần xem bản thân như một người trợ giúp và người thiết kế hướng dẫn, người dẫn dắt sinh viên khám phá và tạo ra ý nghĩa của riêng họ, từ vựng và bối cảnh, việc sử dụng chúng.

Một vấn đề quan trọng trong việc tăng cường sự tham gia của người học là chia sẻ trách nhiệm với người học về quá trình học tập của họ. Sinh viên cần cảm thấy rằng đây là một phần tham gia vào quá trình học. Điều này có thể đạt được bằng nhiều cách khác nhau, như giáo viên muốn sinh viên được thể hiện tư duy của họ và nói suy nghĩ, nhận thức cần thiết để liên tục tương tác với các từ mới trong từng bài học. Thêm nữa, cho phép sinh viên được phép sửa đổi và thay đổi các bài, mục tiêu của quá trình học cho đến khi họ hoàn toàn tự mình lựa chọn mục tiêu họ đề ra.

Cuối cùng, khi thích hợp, cho phép sinh viên tự đánh giá quá trình học của mình. Điều này sẽ nâng cao nhận thức của sinh viên về những sai lầm và thành công trong quá trình học tập từ vựng của chính họ, đồng thời giúp họ có ý thức tham gia cụ thể vào quá trình học qua ứng dụng Quizlet.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Alizadeth, I. (2016). Vocabulary teaching techniques: A review of common practices. International Journal of Research in English Education, 1(1), 22-30.
  2. Alqahtani, M. (2015). The importance of vocabulary in language learning and how to be taught. International Journal of Teaching and Education, 3(3), 21-24.
  3. Cinar, I., & Ari, A. (2019). The effects of Quizlet on secondary school students vocabulary learning and attitudes towards English. Asian Journal of Instruction, 7(2), 60-73.
  4. Dizon, G. (2016). Quizlet in the EFL classroom: enhancing academic vocabulary acquisition of Japanese university students. Teaching English with Technology, 16(2), 40-56.
  5. Elyas, T., & Alfaki, I. (2014). Teaching vocabulary: The relationship between techniques of teaching and strategies of learning new vocabulary items. English Language Teaching, 7(10), 40-56.
  6. Hikmah, D. (2019). Quizlet:  A digital media for learning informatics terms. International journal of English Education and Linguistics, 1(1), 1-9.
  7. Myers, D. G. (2010). Psychology (9 ed.). USA: Worth Publishers.
  8. Schunk, H. D., Pintrich, P. R., & Meece, J. L. (2014). Motivation in education: Theory, research, and application (3 ed.). USA: Sage Publication Ltd.

MOTIVATING VOCABULARY LEARNING

FOR STUDENTS BY USING THE QUIZLET APP

• NGUYEN THANH MAI THY

English lecturer, Language Institute

Van Lang University

ABSTRACT:

It is obvious that the higher motivation students get, the more vocabulary they master; hence, increasing students motivation in learning English vocabulary is essential. However, most students in high education are not interested in learning vocabulary, especially in memorizing them. Thus, discovering appropriate media for increasing their motivation is imperative. As a result, some applications on smartphones were created to meet the demands of vocabulary learning. This article is to investigate statistical differences in student’s motivation before and after using the Quizlet app to learn vocabulary. In the other hand, the result shows the use of Quizlet app is effective to increase the student’s motivation in learning vocabulary. It also means students are eager for learning vocabulary via the application.

Keywords: Quizlet app motivation, learning English vocabulary.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 23, tháng 10 năm 2021]