Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ước tính, xuất khẩu cà phê trong tháng 10/2020 đạt 90 nghìn tấn, trị giá 167 triệu USD, giảm 9,8% về lượng và giảm 11,2% về trị giá so với tháng 9/2020, nhưng tăng 1,0% về lượng và tăng 3,8% về trị giá so với tháng 10/2019. Tính chung 10 tháng năm 2020, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,34 triệu tấn, trị giá 2,32 tỷ USD, giảm 1,3% về lượng và giảm 0,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Tháng 10/2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt mức 1.856 USD/tấn, giảm 1,6% so với tháng 9/2020 nhưng tăng 2,8% so với tháng 10/2019. Trong 10 tháng năm 2020, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt mức 1.734 USD/tấn, tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê Robusta trong tháng 9/2020 đạt 85,5 nghìn tấn, trị giá 134,36 triệu USD, tăng 11,9% về lượng và tăng 16,5% về trị giá so với tháng 9/2019. Tuy nhiên trong 9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cà phê Robusta giảm 1,4% về lượng và giảm 3,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019, đạt 1,07 triệu tấn, trị giá 1,59 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu cà phê Robusta sang nhiều thị trường chính giảm, gồm: Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Nga, Bỉ, Thái Lan, Ma-lai-xi-a; ngược lại xuất khẩu cà phê Robusta sang một số thị trường tăng, gồm: Đức, Ý, Hàn Quốc, An-giê-ri.
Tháng 10/2020, giá cà phê Robusta tăng so với cuối tháng 9/2020 do thời tiết bất lợi tại 2 nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới ảnh hưởng đến nguồn cung. Tại Bra-xin đã xuất hiện mối lo ngại sản lượng vụ mùa tới giảm do một số cây trồng đã bị hư hại vì khô hạn kéo dài. Tại Việt Nam, mưa bão khiến thu hoạch vụ mùa cà phê mới của Việt Nam bị chậm lại.
Dự báo trong ngắn hạn, giá cà phê Robusta tăng do yếu tố thời tiết không thuận lợi tại Việt Nam. Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, một số quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ phải thực hiện biện pháp giãn cách xã hội mạnh hơn, nhu cầu tiêu thụ cà phê hòa tan tại nhà có khả năng sẽ tăng