Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp logistics tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

NGUYỄN VĂN HẢI1 - LÊ ĐÌNH DƯƠNG2 - PHÙNG THANH THỦY2 (1 Giảng viên, Trường Đại học Lạc Hồng - 2 Sinh viên, Trường Đại học Lạc Hồng)

TÓM TẮT:

Nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp Logistics trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy bội được sử dụng trên 168 khảo sát thực tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng và tác động tích cực đến ý định lựa chon sử dụng phần mềm kế toán của các doanh nghiệp Logistics tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Các nhân tố này bao gồm: yêu cầu của người sử dụng (YC), tính năng của phần mềm (TN), chi phí của phần mềm (CP), khả năng hỗ trợ của nhà cung cấp (NCC), ảnh hưởng của xã hội (AH).

Từ khóa: phần mềm kế toán, doanh nghiệp Logistics, quyết định lựa chọn, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

1. Đặt vấn đề

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày nay đã trở thành xu thế chung của thời đại. Bên cạnh những cơ hội lớn mà toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế đem lại cho doanh nghiệp cũng có không ít khó khăn và thách thức đi kèm. Muốn tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh gay gắt này, đòi hỏi các doanh nghiệp phải vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình, vừa phải củng cố nâng cao công tác quản lý, nắm bắt thông tin một cách kịp thời và chính xác. Hiện nay, công cụ đắc lực nhất để hỗ trợ doanh nghiệp quản lý số liệu một cách chính xác cao đó là phần mềm kế toán. Phần mềm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập, ghi nhận, xử lý dữ liệu kế toán một cách nhanh chóng và chính xác. Đó là lý do phần mềm kế toán trở thành trợ thủ đắc lực hỗ trợ cho cả kế toán lẫn nhà quản trị tối ưu công tác kế toán, cũng như đo lường và quản lý tình hình của doanh nghiệp. Việc lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với nhu cầu và cách thức hoạt động của doanh nghiệp, trở thành một vấn đề nan giải, bởi lẽ nếu doanh nghiệp lựa chọn sai phần mềm kế toán sẽ không chỉ gây ảnh hưởng về thời gian, mà còn gây ảnh hưởng về tiền bạc, vì doanh nghiệp sẽ phải tìm và mua, hoặc tự tạo ra một phần mềm mới để sử dụng.

Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề lựa chọn phần mềm kế toán, nhóm tác giả nhận thấy các nghiên cứu nước ngoài đã đưa ra các tiêu chí cần xem xét khi lựa chọn phần mềm kế toán như yêu cầu người sử dụng, tính năng của phần mềm, cơ sở hạ tầng và môi trường công nghệ thông tin, chi phí sử dụng phần mềm, độ tin cậy của nhà cung cấp phần mềm, ý kiến đánh giá, dữ liệu đầu ra. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu đề xuất các tiêu chí, yếu tố cần xem xét khi lựa chọn phần mềm kế toán và có ít nghiên cứu thực nghiệm đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố này trong việc lựa chọn phần mềm kế toán. Còn đối với các nghiên cứu tại Việt Nam về lựa chọn phần mềm kế toán chủ yếu là các nghiên cứu thực nghiệm kiểm định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố tới quyết định lựa chọn. Tuy nhiên, các tác giả chủ yếu tập trung vào đối tượng là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ mà chưa quan tâm đến tính đặc thù ngành.

Từ các yếu tố trên, nhóm tác giả nhận thấy việc nhận biết và đánh giá mức độ của các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phần mềm kế toán là điều cấp thiết. Điều này sẽ giúp định hướng cho các doanh nghiệp và các nhà cung cấp phần mềm kế toán lựa chọn và phát triển phần mềm. Thực tế tại thành phố Biên Hòa hiện nay có hơn 500 doanh nghiệp Logistics, việc thu thập và xử lý số liệu của các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn và vất vả nếu không có sự hỗ trợ từ phần mềm kế toán. Vậy nên, nhóm tác giả quyết định lựa thực hiện đề tài này nhằm đưa ra kiến nghị cho việc lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp.

2. Mô hình và phương pháp nghiên cứu

2.1. Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu xác định có 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp Logistics tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Đó là: yêu cầu của người sử dụng (YC), tính năng của phần mềm (TN), chi phí của phần mềm (CP), khả năng hỗ trợ của nhà cung cấp (NCC), ảnh hưởng của xã hội (AH).

Dựa vào các nghiên cứu liên quan trước đây, nghiên cứu đã xây dựng 28 tham số (biến quan sát) làm thang đo để đo lường. (Xem Hình)

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng nghiên cứu định tính theo phương pháp thảo luận với chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm làm việc cho các doanh nghiệp Logistics nhằm điều chỉnh, bổ sung (nếu có) các biến trong mô hình nghiên cứu và xem xét, đánh giá các biến quan sát cho phù hợp với các doanh nghiệp Logistics hiện nay. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi và kết quả của bảng câu hỏi sẽ được sử dụng làm cơ sở cho nghiên cứu chính thức. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng để đo lường giá trị các biến số. Phần mềm SPSS được sử dụng để phân tích dữ liệu như: Kiểm định Cronbach’s Alpha; Kiểm định nhân tố khám phá (EFA); Phân tích hồi quy bội.

Nghiên cứu tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu của 168 doanh nghiệp, số lượng mẫu hoàn toàn phù hợp và đàm bảo các nguyên tắc thống kê.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha thể hiện trong Bảng 1. Theo Bảng 1, các thang đo có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 là các thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy, không có thang nào có hệ số Cronbach’s Alpha < 0,6. Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho thấy có 28 biến quan sát đạt yêu cầu về độ tin cậy, hệ số Alpha khá cao. Không có biến nào bị loại bỏ.

Bảng 1. Hệ số Cronbach’s Alpha

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

ẢNH HƯỞNG CỦA XÃ HỘI: AH, Cronbach's Alpha = 0.761

AH1

13.82

4.271

0.551

0.711

AH2

13.71

4.840

0.549

0.716

AH3

13.83

4.587

0.499

0.729

AH4

13.80

4.438

0.543

0.713

AH5

13.85

4.515

0.519

0.722

TÍNH NĂNG CỦA PHẦN MỀM: TN, Cronbach's Alpha = 0.792

TN1

17.33

6.736

0.490

0.773

TN2

17.34

6.573

0.590

0.749

TN3

17.26

6.614

0.542

0.760

TN4

17.26

6.745

0.540

0.761

TN5

17.36

6.436

0.541

0.761

TN6

17.26

6.671

0.564

0.756

CHI PHÍ SỬ DỤNG PHẦN MỀM: CP, Cronbach's Alpha = 0.748

CP1

7.70

0.905

0.545

0.701

CP2

7.81

1.017

0.526

0.719

CP3

7.74

0.841

0.662

0.558

KHẢ NĂNG HỖ TRỢ CỦA NHÀ CUNG CẤP: KN, Cronbach's Alpha = 0.700

KN1

13.78

3.957

0.393

0.676

KN2

13.81

3.628

0.406

0.673

KN3

13.80

3.444

0.497

0.633

KN4

13.84

3.573

0.475

0.643

KN5

13.82

3.369

0.512

0.626

YÊU CẦU CỦA NGƯỜI SƯ DỤNG: YC, Cronbach's Alpha = 0.742

YC1

13.85

4.307

0.506

0.696

YC2

13.81

4.299

0.500

0.698

YC3

13.84

4.279

0.602

0.662

YC4

14.05

4.525

0.478

0.706

YC5

13.79

4.445

0.447

0.719

QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN PHẦN MỀM KẾ TOÁN: QĐ, Cronbach's Alpha = 0.765

QD1

10.06

2.392

0.495

0.745

QD2

10.10

2.075

0.691

.639

QD3

10.06

2.272

0.501

0.745

QD4

10.05

2.255

0.582

0.700

 Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS của nhóm tác giả

3.2. Phân tích các nhân tố EFA

Kết quả kiểm định nhân tố EFA cho kết quả kiểm định Bartlett và chỉ số KMO của các biến trong thang đo thể hiện trong Bảng 2.

Bảng 2. KMO and Bartlett’s Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy

0.899

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square

1.311E3

df

276

Sig.

0.000

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS của nhóm tác giả

Theo Bảng 2, cho thấy chỉ số KMO = .899 > 0.5 chứng tỏ phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu nghiên cứu. Hệ số sig. = 0.000 < 0.05 cho thấy dữ liệu dùng để phân tích EFA là hoàn toàn hợp lý.

Ngoài ra, kết quả EFA cũng cho thấy các thang đo được gom thành 5 yếu tố, đây chính là cơ sở lượng hóa giá trị yếu tố trong phân tích hồi quy tiếp theo.

3.3. Kết quả hồi quy

Nghiên cứu thực hiện phân tích hồi quy bội với 5 biến độc lập, gồm: (1) Ảnh hưởng của xã hội - AH; (2) Tính năng của phần mềm - TN; (3) Chi phí sử dụng phần mềm - CP; (4) Khả năng hỗ trợ của nhà cung cấp - KN; (5) Yêu cầu của người sử dụng - YC và biến phụ thuộc: Quyết định lựa chọn phần mềm kế toán.

Bảng 3. Model Summaryb

Model

R

R Square

Adjusted R Square

Std. Error of the Estimate

Durbin-Watson

1

.874a

.763

.756

.23790

2.120

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS của nhóm tác giả

Từ Bảng 3, cho thấy hệ số hiệu chỉnh R2 hiệu chỉnh là 0.756, điều này cho thấy tất cả các biến độc lập giải thích được 756.6% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Ngoài ra, hệ số Durbin-Watson bằng 2.120 nằm trong khoảng giá trị từ 1 đến 3, chứng tỏ mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan.

Bảng 4. Coefficientsa

Model

Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients

t

Sig.

Collinearity Statistics

B

Std. Error

Beta

Tolerance

VIF

1

(Constant)

-.392

0.194

 

-2.026

.044

 

 

YC

0.290

0.051

0.306

5.660

.000

0.502

1.994

TN

0.183

0.056

0.192

3.294

.001

0.431

2.323

CP

0.108

0.043

0.101

2.486

.014

0.883

1.133

KN

0.247

0.056

0.235

4.388

.000

0.511

1.955

AH

0.242

0.051

0.260

4.765

.000

0.490

2.042

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS của nhóm tác giả

Kết quả Bảng 4 cho thấy các biến AH, CP, KN, TN, YC đều có Sig. < 5% nên 5 biến nàyđều tác động đến biến QD và có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, giá trị VIF của các biến có giá trị nhỏ hơn 3 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến, nghĩa là không có mối quan hệ giữa các biến độc lập với nhau.

Phương trình hồi quy của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp Logistics tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai:

QD = 0.306*YC + 0.192*TN + 0.101*CP + 0.235*KN + 0.260*AH

Mô hình hồi quy cho thấy 5 thành phần AH, TN, CP, KN và YC đều tác động tích cực lên biến QD. Tác động của biến YC là mạnh nhất thể hiện ở hệ số β chuẩn hóa = 0.306 và yếu nhất là biến AH với β chuẩn hóa = 0.260.

4. Kết luận

Nghiên cứu này đã góp phần hoàn chỉnh các thang đo, kiểm định mô hình, chỉ ra được các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Các nhân tố đó là: yêu cầu của người sử dụng, tính năng của phần mềm, chi phí của phần mềm, khả năng hỗ trợ của nhà cung cấp, ảnh hưởng của xã hội.

Để giúp các doanh nghiệp Logistics nhận thức được tầm quan trọng trong việc lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất một số gợi ý: Doanh nghiệp nên lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với đặc điểm, quy mô của doanh nghiệp nói chung cũng như đặc điểm của tổ chức bộ máy kế toán nói riêng. Ngoài ra, cần phải phân tích đưa ra các yêu cầu một cách chi tiết để lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh, quản lý, tổ chức tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến từ những người đã hoặc đang sử dụng phần mềm kế toán, từ các tài liệu chính thống, đáng tin cậy, từ các chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn lựa chọn phần mềm kế toán. Để lựa chọn được phần mềm sử dụng lâu dài doanh nghiệp cần lựa chọn các nhà cung cấp phần mềm đáng tin cậy, cũng như có các dịch vụ hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp trong suốt quá trình sử dụng. Doanh nghiệp cần lựa chọn những phần mềm có tính bảo mật cao, bên cạnh đó phần mềm phải đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp như khả năng tương thích với phần cứng và ứng dụng khác, xử lý số liệu nhanh, chính xác, giao diện rõ ràng, dễ sử dụng, có khả năng lập báo cáo theo yêu cầu,… Doanh nghiệp nên xem xét một cách kỹ càng về chi phí bản quyền cũng như các chi phí phát sinh khác trong quá trình sử dụng của phần mềm để lựa chọn được phần mềm phù hợp nhất với khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp ích cho các doanh nghiệp trong việc lựa chọn sử dụng phần mềm kế toán cho phù hợp. Bên cạnh đó, cũng giúp các nhà cung cấp phần mềm hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phần mềm kế toán của các doanh nghiệp Logistics, từ đó có những cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng yêu cầu khách hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Abu-Musa, A. A. (2005).The determinates of selecting accounting software: A proposed model.Review of Business Information Systems (RBIS), 9(3): 85-110.
  2. Adhikari, A., et al. (2004). Firm characteristics and selection of international accounting software.Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, 13(1), 53-69.
  3. Aduamoah, M., et al. (2017). Riding the waves of technology: A proposed model for the selection of appropriate computerized accounting software for implementation in SMEs in developing countries.Archives of Business Research, 5(12).
  4. Elikai, F., et al. (2007).Accounting Software Selection and User Satisfaction.The CPA Journal, 77(5),
  5. Jadhav, A. S. and R. M. Sonar (2009).Evaluating and selecting software packages: A review.Information and software technology, 51(3), 555-563.
  6. Võ Văn Nhị và cộng sự (2020).Định hướng lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Tạp chí Phát triển Kinh tế,2-23.

Factors affecting the decision to choose accounting software of logistics enterprises in Bien Hoa city, Dong Nai province

Nguyen Van Hai1 - Le Dinh Duong2 - Phung Thanh Thuy2

1 Lecturer, Lac Hong University

2 Student, Lac Hong University

ABSTRACT:

This study is to determine the factors affecting the decision to choose an accounting software of logistics enterprises in Bien Hoa city, Dong Nai province. The exploratory factor analysis and multivariate regression analysis methods are used for 168 actual surveys in this study. The study’s results show that there are five factors positively affecting the intention of logistics enterprises in Bien Hoa city to choose an accounting software, including requirements of the user, software features, cost of software (CP), vendor support, and social influence.

Keywords: accounting software, logistics enterprises, selection decision, Bien Hoa city, Dong Nai province.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 22 tháng 10  năm 2022]