Cải thiện và thúc đẩy tăng năng suất là một trong những vấn đề cốt lõi đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt, năng suất chính là yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp. Xác định điểm hạn chế trong năng suất của các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất là vấn đề sống còn đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn nói riêng. Việc nghiên cứu và đề xuất mô hình quản trị điểm hạn chế (TOC) của các nhà khoa học trường Đại học Kinh tế quốc dân đối với Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn nhằm nâng cao năng suất hơn nữa trong phương thức quản lý hiệu quả của Tổng Công ty trong thời gian tới.
Mô hình quản trị điểm hạn chế (Theory of Constrainst – TOC) là một triết lý quản lý tổng thể được giới thiệu bởi Eliyahu M. Goldratt trong cuốn sách năm 1984 có tựa đề Mục tiêu (the Goal), nhằm giúp các tổ chức đạt được mục tiêu của họ một cách liên tục. Tiền đề cơ bản của lý thuyết về ràng buộc là các tổ chức có thể được đo lường và kiểm soát bằng các biến thể trong ba đại lượng đo: thông lượng, chi phí vận hành và hàng tồn kho.
Giải pháp phân phối TOC có hiệu quả khi được sử dụng để giải quyết một liên kết đơn trong chuỗi cung ứng và nhiều hơn nữa trên toàn bộ hệ thống, ngay cả khi hệ thống bao gồm nhiều công ty khác nhau. Mục đích của giải pháp phân phối TOC là thiết lập một lợi thế cạnh tranh quyết định dựa trên tính sẵn có phi thường bằng cách giảm đáng kể thiệt hại gây ra khi dòng hàng hóa bị gián đoạn do thiếu hụt và thặng dư. Cách tiếp cận này sử dụng một số quy tắc mới để bảo vệ tính sẵn có với ít hàng tồn kho hơn thông thường. Thời gian Bổ sung (RT) là tổng sự chậm trễ, thời gian tiêu tốn sau khi giao hàng, trước khi một đơn hàng được đặt cộng với sự chậm trễ sau khi đặt lệnh cho đến khi hàng hóa được đặt đến vị trí nhận hàng.
(1) Hàng tồn kho được tổ chức tại một điểm tập hợp càng gần nguồn càng tốt. Cách tiếp cận này đảm bảo nhu cầu trơn tru tại điểm tập hợp, yêu cầu lượng hàng tồn kho tương đối ít hơn. Các trung tâm phân phối nắm giữ hàng trong kho đã được tổng hợp có thể vận chuyển hàng hóa tới liên kết tiếp theo trong chuỗi cung ứng nhanh hơn nhiều so với một nhà sản xuất theo đơn đặt hàng có thể.
(2) Việc tuân theo quy tắc này có thể dẫn đến việc nhà sản xuất theo đơn đặt hàng chuyển đổi thành sản xuất để dự trữ. Hàng tồn kho được thêm vào tại điểm tổng hợp nhỏ hơn đáng kể so với đầu ra hàng tồn kho.
(3) Tại tất cả các điểm lưu trữ, bộ đệm hàng tồn kho ban đầu được cài đặt tạo một giới hạn trên hàng tồn kho hiệu quả tại vị trí đó. Kích thước bộ đệm bằng với mức tiêu thụ tối đa dự kiến trong thời gian RT trung bình, cộng thêm hàng dự trữ bổ sung để đề phòng trường hợp giao hàng trễ. Nói cách khác, không có lợi ích trong việc giữ nhiều hàng tồn kho ở một vị trí hơn số lượng có thể được tiêu thụ nếu không nhận được nhiều đơn hàng hơn. Thông thường, tổng giá trị có sẵn của các bộ đệm như vậy ít hơn 25-75% so với mức tồn kho trung bình được quan sát hiện nay.
(4) Khi bộ đệm được thiết lập, không có đơn hàng bổ sung nào được đặt miễn là số lượng gửi đến (đã đặt hàng nhưng chưa nhận được) cộng với số lượng hiện có bằng hoặc lớn hơn kích thước bộ đệm. Theo quy tắc này, hàng tồn kho dư thừa sẽ bị loại bỏ khi nó được tiêu thụ.
(5) Vì lý do nào đó, khi hàng tồn kho có sẵn cộng với hàng tồn kho đầu vào nhỏ hơn bộ đệm, các đơn đặt hàng được đặt càng sớm càng tốt để tăng hàng tồn kho đầu vào để mối quan hệ còn trong kho + đầu vào = Bộ đệm được duy trì.
(6) Để đảm bảo bộ đệm không đổi ngay cả với những thay đổi trong tỷ lệ nhu cầu và bổ sung, một thuật toán đệ quy đơn giản được gọi là quản lý bộ đệm được sử dụng.
Thực hiện mục tiêu áp dụng điểm mô hình TOC nhằm nâng cao năng suất cho doanh nghiệp Việt Nam, nhóm cán bộ, giảng viên Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế - Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã triển khai nghiên cứu Đề tài Khoa học Công nghệ Cấp Quốc gia: “Nghiên cứu, xây dựng, phổ biến, hướng dẫn áp dụng mô hình Quản trị điển hạn chế (TOC) để nâng cao năng suất cho các doanh nghiệp Việt Nam” thuộc Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” của Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường – Chất lượng. Đề tài do PGS.TS. Tạ Văn Lợi – Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế làm chủ nhiệm đã có buổi làm việc giới thiệu phổ biến và hướng dẫn áp dụng mô hình TOC với Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn và làm việc trực tiếp với 2 đơn vị trực thuộc của Tổng Công ty là ICD Long Bình và Cảng Cát Lái. Tiếp đoàn cán bộ nghiên cứu của Đại học Kinh tế quốc dân có Ban lãnh đạo của Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn cùng các ông bà lãnh đạo của các đơn vị chức năng có liên quan của Tổng Công ty.
Qua buổi làm việc Ban Lãnh đạo Tổng Công ty Tân cảng cho biết, Tổng Công ty đã luôn nghiên cứu đổi mới và áp dụng mô hình tiên tiến và phù hợp với lĩnh vực hoạt động đặc thù của Tổng Công ty nhằm tăng năng suất trong toàn hệ thống trong thời gian qua. Mô hình nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ trường Đại học Kinh tế quốc dân đã có những gợi mở rất quan trọng trong nghiên cứu và áp dụng thực tiễn có hiệu quả đối với Tổng công ty trong thời gian tới nhằm tăng năng suất cho Tổng Công ty trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc ngày càng sâu rộng đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ cảng biển.
TS. Nguyễn Thị Thúy Hồng
Đại học Kinh tế quốc dân và các thành viên nhóm nghiên cứu