TÓM TẮT:
Hệ thống Chuẩn mực kế toán giúp cho các doanh nghiệp thể hiện tính minh bạch và phản ánh sự chính xác và tính đáng tin cậy trong các báo cáo tài chính, đồng thời phản ánh được tính minh bạch tài chính của doanh nghiệp qua các năm trong nền kinh tế thị trường. Do đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu hút các nhà đầu tư, mở rộng vốn, áp dụng công nghệ mới và mở rộng thị trường. Trên cở sở khảo sát 340 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Bình Dương, sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính, nghiên cứu xác định được mức độ áp dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam tác động đến lợi ích và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Từ khóa: Chuẩn mực kế toán, lợi ích của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động kinh doanh, mô hình cấu trúc tuyến tính.
1. Giới thiệu
Trong thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng và ban hành được hệ thống chuẩn mực Kế toán Việt Nam (Vietnam Accouting Standards, VAS). Bước đầu trong hội nhập quốc tế, VAS được xây dựng dựa trên đặc thù môi trường kinh doanh Việt Nam có kế thừa các chuẩn mực kế toán quốc tế. Hệ thống này giúp cho các doanh nghiệp thể hiện tính minh bạch và phản ánh tính đáng tin cậy trong các báo cáo tài chính, đồng thời phản ánh được các giao dịch của nền kinh tế thị trường. Do đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN) thu hút các nhà đầu tư, tìm nguồn vốn, áp dụng công nghệ mới và mở rộng thị trường. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) giữ vai trò chìa khóa trong phát triển kinh tế ở Việt Nam. Trong giai đoạn 2010-2017, khu vực DN đóng góp bình quân cho ngân sách nhà nước khoảng 12,4%/năm, tương đương trên 60% GDP. Trong đó, DNNVV chiếm đến 98,1% tổng số DN đang hoạt động, đóng góp khoảng 45% GDP, 31% tổng thu ngân sách nhà nước và tạo công ăn việc làm cho hơn 5 triệu lao động. Bình quân năm giai đoạn 2012-2017, số DNNVV tăng 8,8% cao hơn mức tăng bình quân của DN lớn là 5,4%. Tính đến nay, cả nước có gần 517.900 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98 % (Phùng Thế Đông, 2019). Theo báo cáo của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam, phần lớn Báo cáo tài chính của DNNVV chủ yếu đang được lập để phục vụ cho mục đích đối phó với các cơ quan nhà nước, 60% DNNVV chưa tiếp cận được nguồn vốn của các ngân hàng thương mại (VCCI, 2016). Một trong những nguyên nhân là do, trình bày báo cáo tài chính (BCTC) còn hạn chế và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng BCTC (Diệu Thiện, 2018). Hơn nữa còn nhiều DNNVV chưa áp dụng chuẩn mực kế toán (CMKT) vì còn hồ nghi việc áp dụng VAS có thật sự tác động đến lợi ích và hiệu quả hoạt động kinh doanh hay không?. Nghiên cứu này tập trung vào: (i) Xem xét mối quan hệ giữa việc áp dụng chuẩn mực kế toán quôc gia với lợi ích và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV. (ii) Xây dựng mô hình định lượng về mối quan hệ trên; (iii) Hàm ý giải pháp hỗ trợ các DNNVV áp dụng CMKT. Nghiên cứu thực hiện khảo sát 340 DNNVV trên bàn tỉnh Bình Dương nhằm tạo cơ sở thực tiễn cho mô hình đo lường. Theo Cục Phát triển Doanh nghiệp (2019), Bình Dương có số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng nhanh, bình quân 14%/năm và có nhiều chương trình, dự án hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn.
2. Cơ sở lý thuyết và mô hinh nghiên cứu
2.1. Các khái niệm
- Chuẩn mực kế toán Việt Nam
Theo điều 8 Luật Kế toán Việt Nam (Quốc hội, 2015), chuẩn mực kế toán bao gồm các nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
Đến nay, Việt Nam đã xây dựng và ban hành được 26 chuẩn mực kế toán. Những chuẩn mực kế toán này được xây dựng dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế nhằm đảm bảo hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. DN Việt Nam áp dụng các chuẩn mực kế toán là một biện pháp cần thiết để đáp ứng tính minh bạch và phản ánh tính đáng tin cậy trong các báo cáo tài chính của mình, đồng thời phản ánh được tình hình tài chính, tình hình sản xuất - kinh doanh của các DN trong nền kinh tế thị trường.
- Lợi ích của DN khi áp dụng chuẩn mực kế toán
Ở góc độ quốc gia, để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, yêu cầu về tính minh bạch và tuân thủ, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế trong báo cáo tài chính là rất cần thiết để tạo môi trường kinh doanh công khai minh bạch, thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, nhất là từ khu vực tư nhân - động lực quan trọng nhất cho phát triển KT-XH ở Việt Nam (Đỗ Hoàng Anh Tuấn, 2019).
- Ở góc độ DN, áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam, DN có cơ hội thể hiện hệ thống kế toán của DN minh bạch và như vậy DN dễ thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, mở rộng năng lực sản xuất - kinh doanh, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng tiềm năng nâng cao khả năng sinh lợi cho DN (Wallace và Naser, 1995; Meek và cộng sự, 1995; Đặng Ngọc Hùng, 2017).
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, lao động hay doanh thu. Theo Ayyagari và cộng sự (2003), theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp nhỏ và vừa (Small and Medium Enterprises, SMEs) là những doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 200 người, vốn và doanh thu từ 15 triệu USD trở xuống. Ở Việt Nam, theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP (Nguyễn Xuân Phúc, 2018), DNNVV được xác định theo những tiêu chí về lao động, vốn và doanh thu theo lĩnh vực sản xuất - kinh doanh khác nhau. (Bảng 1)
Bảng 1. Tiêu chí DNNVV ở Việt Nam (năm 2018)
Tiêu chí DNNVV |
Lĩnh vực kinh doanh |
|
Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản và lĩnh vực Công nghiệp, Xây dựng |
Thương mại, dịch vụ |
|
Lao động (người) |
< 200 |
< 100 |
Vốn (tỷ đồng) |
< 100 |
< 100 |
Doanh thu (tỷ đồng) |
< 200 |
< 300 |
- Hiệu quả hoạt động kinh doanh doanh
Theo Hagel và cộng sự (2010), hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (busines performance, BPER) được đo lường bởi tỷ suất lợi nhuận ròng theo doanh thu (Return on sales, ROS). Trong đó, lợi nhuận ròng là lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROS càng lớn, hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao. Theo Qigui Liu và cộng sự (2011), tỷ suất lợi nhuận ròng theo tổng tài sản doanh nghiệp (Return on Assets, ROA) cũng là thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì tài sản được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh. ROA cho thấy liệu công ty có thể tạo ra lợi nhuận tương xứng trên tài sản hay không thay vì từ doanh thu. Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản đầu tư mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA càng lớn, hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao. Tuy nhiên, theo Saad và Patel (2006); Ferguson và Tom Cox (1993); Rosli (2011), đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì qui mô tài sản nhỏ, nên ROS là thước đo phù hợp hơn khi đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của SMEs.
2.2. Mối quan hệ giữa áp dụng CMKT với lợi ích và hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV
Theo Wallace và Naser (1995); Meek và Gray (1995); Đặng Ngọc Hùng (2017), lợi ích của doanh nghiệp phụ thuộc vào mức độ mà DN áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc gia. Theo Zohdi (2009); Healy và Wahlen (1990 Yang và cộng sự (2005); Nikoomaram và cộng sự (2012), DN áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc gia sẽ mang lại lợi ích mở rộng vốn và đến lượt nó tác động tăng doanh thu hay thu nhập cho DN.
2.3. Mô hình nghiên cứu
Dựa vào tham khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước trong thập niên gần đây, nhóm nghiên cứu lựa chọn mô hình nghiên cứu cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Bình Dương như sau: (Hình 1)
Hình 1: Mô hình nghiên cứu
- Giả thuyết nghiên cứu
H1: Văn bản - Pháp luật tác động đến mức độ áp dụng CMKT của DNNVV
H2: Năng lực và kinh nghiệm của kế toán viên DN tác động đến mức độ áp dụng CMKT của DNNVV
H3: Đặc điểm của DN tác động đến mức độ áp dụng CMKT của DNNVV
H4: Mức độ áp dụng CMKT của DNNVV tác động đến lợi ích của DN
H5: Mức độ áp dụng CMKT của DNNVV tác động đến hiệu quả SX-KD DN
H6: Lợi ích của DN tác động đến hiệu quả SX-KD DN
Mô hình khái quát:
CMKT = f (VBPL, NLKN, DDDN) (1)
LICH = f (CMKT) (2)
BPER = f (CMKT, LICH) (3)
Tất cả các biến trong mô hình được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ. (Bảng 2)
Bảng 2. Các biến đo lường
STT |
Thang đo |
Ky hiệu |
I |
Hệ thống văn bản pháp luật |
VBPL |
1 |
Quy định chế độ kế toán DN |
VBPL1 |
2 |
Thông tư hướng dẫn CMKT |
VBPL2 |
3 |
Hoàn toàn dựa vào CMKT |
VBPL3 |
4 |
Yêu cầu, quy định về chế độ thuế, tài chính |
VBPL4 |
5 |
Tính phức tạp của CMKT |
VBPL5 |
II |
Kinh nghiệm và năng lực kế toán viên |
KNNL |
6 |
Trình độ của kế toán viên trong bộ phận kế toán |
KNNL1 |
7 |
Kinh nghiệm của KTV trong bộ phận kế toán |
KNNL2 |
8 |
Năng lực của KTV trong bộ phận kế toán |
KNNL3 |
9 |
Vai trò của kế toán trưởng |
KNNL4 |
III |
Đặc điểm của doanh nghiệp |
DDDN |
15 |
Quy mô của DN |
DDDN1 |
16 |
Kết quả hoạt động kinh doanh của DN |
DDDN2 |
17 |
Sự quan tâm của chủ DN về công việc kế toán đối với hoạt động kinh doanh |
DDDN3 |
18 |
Cơ sở vật chất, hệ thống thông tin của DN |
DDDN4 |
V |
Mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán |
CMKT |
19 |
DN đã áp dụng CMKT là do yêu cầu pháp luật |
CMKT1 |
20 |
DN đã áp dụng CMKT là do kinh nghiệm và năng lực kế toán, kiểm toan viên |
CMKT2 |
22 |
DN đã áp dụng CMKT là do đặc điểm của DN |
CMKT3 |
VI |
Lợi ích áp dụng chuẩn mực kế toán |
LICH |
23 |
Hệ thống kế toán của DN minh bạch, hiệu quả |
LICH1 |
25 |
DN dễ tiếp cận nguồn vốn |
LICH3 |
26 |
DN dễ thu hút vốn đầu tư |
LICH4 |
VII |
Hiệu quả hoạt động kinh doanh |
BPER |
23 |
Lợi nhuận của DN tăng theo hàng năm |
BPER1 |
24 |
Doanh thu và thị phần của DN ngày càng mở rộng |
BPER2 |
Nguồn: Đặng Ngọc Hùng (2017); Nikoomaram và cộng sự (2012)
Dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 340 DNNVV ở tỉnh Bình Dương, từ tháng 7/2018 đến 8/2018 theo phương pháp lấy mẫu phân tầng thuận tiện bằng bảng câu hỏi chi tiết để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.
Do mô hình lý thuyết với một tập hợp các quan hệ đan xen, mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Model, SEM) được sử dụng để kiểm định các giả thuyết trên (Lorence và Mortimer, 1985; Anderson & Gerbing, 1988); Quy trình phân tích mô hình bao gồm các bước: (i) Kiểm định tin cậy thang đo (Cronbach test); (ii) Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis-EFA); (iii) Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis-CFA) và (iv) Mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling-SEM).
3. Kết quả và thảo luận
Về kết quả phân tích độ tin cậy. (Bảng 3)
Bảng 3. Tin cậy thang đo và biến quan sát bị loại
STT |
Thang đo |
Biến quan sát |
Hệ số Alpha |
Kết luận |
1 |
KNKN |
Không |
0.836 |
Chất lượng tốt |
2 |
VBPL |
Không |
0.864 |
Chất lượng tốt |
3 |
DDDN |
Không |
0.822 |
Chất lượng tốt |
4 |
LICH |
Không |
0.805 |
Chất lượng tốt |
5 |
CMKT |
Không |
0.827 |
Chất lượng tốt |
6 |
BPER |
Không |
0.793 |
Chất lượng |
Kết quả thể hiện trong Bảng 3 cho thấy: Các thang đo và biến quan đều thỏa mãn các điều kiện trong phân tích độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha (hệ số Alpha > 0,6 và tương quan biến – tổng > 0,3, Nunnally and Burnstein, 1994).
Về Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA). (Bảng 4)
Bảng 4. Bộ thang đo mới qua phân tích nhân tố khám phá
Structure Matrix |
||||||
Component |
||||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
VBPL3 |
0.824 |
|||||
VBPL5 |
0.824 |
|||||
VBPL2 |
0.824 |
|||||
VBPL1 |
0.783 |
|||||
VBPL4 |
0.769 |
|||||
KNNL4 |
0.831 |
|||||
KNNL2 |
0.826 |
|||||
KNNL3 |
0.820 |
|||||
KNNL1 |
0.800 |
|||||
DDDN1 |
0.847 |
|||||
DDDN2 |
0.830 |
|||||
DDDN4 |
0.794 |
|||||
DDDN3 |
0.753 |
|||||
CMKT3 |
0.867 |
|||||
CMKT1 |
0.864 |
|||||
CMKT2 |
0.851 |
|||||
LICH3 |
0.854 |
|||||
LICH2 |
0.848 |
|||||
LICH1 |
0.843 |
|||||
BPER2 |
0.910 |
|||||
BPER1 |
0.910 |
|||||
Kaiser-Meyer-Olkin Measure |
0.871 |
0.713 |
0.501 |
|||
Bartlett's Test (Sig.) |
0.000 |
0.000 |
0.000 |
|||
Cumulative % |
67.689 |
71.922 |
82.899 |
|||
Eigenvalues |
1.009 |
2.158 |
1.658 |
Kết quả được trình bày trong Bảng 4 cho thấy: Các yếu tố tác động đến mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán quốc gia đến lợi ích của DN được trích thành 4 yếu tố tương ứng với các biến đo lường của mô hình lý thuyết với tổng phương sai trích là 67,689% tại Eigenvalue là 1,009; EFA của lợi ích được trích thành 3 biến quan sát với phương sai trích là 71,922% tại Eigenvalue là 2.158; EFA của hiệu quả hoạt động SX-KD được trích thành 2 biến quan sát với phương sai trích là 82.899% tại Eigenvalue là 1,658. Kết quả EFA được sử dụng bằng phương pháp xoay Varimax.
Ghi chú: 0,5 < KMO < 1 (Hair và cộng sự, 2006), kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 (Hair và cộng sự, 2006), hệ số tải nhân tố của các biến quan sát (Factor Loading) > 0.5 (Gerbing và Anderson, 1988), phương sai trích > 50% và Eigenvalue > 1 (Gerbing và Anderson, 1988).
Kết quả phân tích nhân tố khẳng định (CFA) (Hình 2)
Hình 2: Kết quả của phân tích nhân tố khẳng định
Kết quả được trình bày trong Hình 2 cho thấy: mô hình có giá trị Chi bình phương = 215,728; Cmin/df = 1.240; TLI = 0,984, CFI = 0,987 và RMSEA = 0,027.
Mô hình đo lường phù hợp với dữ liệu thực tế khi thỏa mãn 4 kiểm định (Bảng 5)
Bảng 5. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình
STT |
Thước đo |
Ký hiệu |
Giá trị tham khảo |
Giá trị mô hình |
Nguồn |
1
|
Chi bình phương điều chỉnh theo bậc tự do (Cmin/df) |
χ2/ d.f. |
χ2/ d.f. <= 5 |
1,24 |
Schumacker và Lomax (2004); Bentler và Bonett (1980). |
2 |
Chỉ số TLI (Tucker-Lewis Index) |
TLI |
TLI > 0,90 |
0,984 |
Garver và Mentzer (1999); Hair, J. và cộng sự (2006). |
3
|
Chỉ số thích hợp so sánh CFI (Comparative Fit Index) |
CFI |
CFI > 0,90;0 < CFI < 1, Càng tiến về 1 càng phù hợp. |
0,987 |
Bentler và Bonett (1980); Hu và Bentler (1995); Hooper và cộng sự (2008). |
4
|
Chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation) |
RMSEA |
RMSEA < 0,05: Mô hình phù hợp tốt; RMSEA < 0.08 Chấp nhận; Càng nhỏ càng tốt.. |
0,027 |
Schumacker và Lomax (2004); Hair và cộng sự (2006). |
Bảng 4 cho thấy các thước đo của mô hình đều đáp ứng. Do đó, mô hình đo lường phù hợp với dữ liệu thực tiễn.
Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM) (Hình 3, Bảng 5)
Hình 3: Kết quả của phân tích cấu trúc tuyến tính
Kết quả được trình bày trong Hình 3 cho thấy: Mô hình có giá trị Chi bình phương = 275,937; Cmin/df = 1,508; TLI = 0,96, CFI = 0,971 và RMSEA = 0,039 đều phù hợp. Điều này cho thấy mô hình tích hợp phù hợp với dữ liệu thực tế.
Bảng 5. Kết quả các giả thuyết
Estimate |
S.E. |
C.R. |
P |
Label |
|||
CMKT |
<--- |
VBPL |
0.486 |
0.061 |
8.02 |
*** |
H1 phù hợp |
CMKT |
<--- |
KNNL |
0.417 |
0.058 |
7.161 |
*** |
H2 phù hợp |
CMKT |
<--- |
DDDN |
0.35 |
0.051 |
6.837 |
*** |
H3 phù hợp |
LICH |
<--- |
CMKT |
0.427 |
0.063 |
6.777 |
*** |
H4 phù hợp |
BPER |
<--- |
CMKT |
0.834 |
0.081 |
10.289 |
*** |
H5 phù hợp |
BPER |
<--- |
LICH |
0.209 |
0.075 |
2.803 |
0.005 |
H6 phù hợp |
Ghi chú: *** (Sig. = 0.000).
Mức ý nghĩa của các hệ số ước lượng: The Critical Ratio (CR) >1,96; Nếu CR > 2,58 là lý tưởng; Hoặc P-value ≤ 0,05; Nếu P-value ≤ 0,01 là lý tưởng (Garver và Mentzer, 1999; Hair J. và cộng sự, 2005).
Kết quả được trình bày trong Bảng 6 cho thấy: Tất cả các giả thuyết đều được chấp nhận với độ tin cậy trên 95%.
Bảng 6. Mức độ tác động
Mức độ tác động đến CMKT |
Hệ số hồi quy |
% |
Vị trí |
||
CMKT |
<--- |
VBPL |
0.486 |
38.8 |
1 |
CMKT |
<--- |
KNNL |
0.417 |
33.3 |
2 |
CMKT |
<--- |
DDDN |
0.350 |
27.9 |
3 |
Tổng |
|
|
1.253 |
100 |
|
Mức độ tác động đến BPER |
|
|
|
||
BPER |
<--- |
CMKT |
0.834 |
80.0 |
1 |
BPER |
<--- |
LICH |
0.209 |
20.0 |
2 |
Tổng |
1.043 |
100.0 |
Các yếu tố tác động đến mức độ áp dụng CMKT theo thứ tự ảnh hưởng từ mạnh đến yếu: VBPL, KNKN, DDDN. Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh theo thứ tự ảnh hưởng: CMKT, LICH.
3. Kết luận và hàm ý nghiên cứu
Nghiên cứu chỉ ra rằng, mức độ áp dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam có tác động đến Lợi ích và hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNNVV. Đặc biệt trong bối cảnh ở Việt Nam DNNVV có năng lực về vốn, công nghệ cần được mở rộng và nâng cao nhằm tăng sức cạnh tranh. Để làm được đều này, trước hết cần có chính sách và các chương trình hỗ trợ các DNNVV áp dụng chuẩn mực kế toán quốc gia.
Từ kết quả nghiên cứu, để nâng cao mức độ áp dụng CMKT cần có những biện pháp cụ thể như sau:
(1) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật theo hướng tập trung vào: (i) Quy đinh chế độ kế toán DNNVV; (ii) Thông tư hướng dẫn các CMKT; (iii) Các yêu cầu, quy định về chế độ thuế, tài chính; (iv) Đơn giản tối đa các nội dung quy định của CMKT.
(2) Đối với Kinh nghiệm và năng lực kế toán viên, các DN cần quan tâm: (i) Trình độ của kế toán viên; (ii) Kinh nghiệm và năng lực của KTV trong bộ phận kế toán; (iii) Vai trò của kế toán trưởng.
(3) Đối với đặc điểm doanh nghiệp cần quan tâm đến: (i) Quy mô của DN; (ii) Kết quả hoạt động kinh doanh; (iii) Sự quan tâm cuả chủ DN về công việc kế toán; (iv) Hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống kế toán của DN.
Nghiên cứu có một số hạn chế nhất định: Do bị giới hạn về ngân sách thực hiện nghiên cứu nên nhóm tác giả chỉ thực hiện phỏng vấn 340 DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các đối tượng khảo sát nên chưa đại diện cho tổng thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Anderson & Gerbing (1988). Structural Equation Modeling in Practice: A Review and Recommended Two-Step Approach. Journal of Psychological Bulletin, 103 (3), 411-423.
- Bentler, P. M., & Bonett, D. G. (1980). Significance tests and goodness of fit in the analysis of covariance structures. Psychological Journal.
- Cục Phát triển Doanh nghiệp Bình Dương (2019). Tình hình hỗ trợ phát triển DNNVV của Bình Dương giai đoạn 2011-2015. Truy cập từ < http://business.gov.vn>.
- Diệu Thiện (2018). DNNVV chưa coi trọng minh bạch tài chính. Truy cập từ <http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh>.
- Đặng Ngọc Hùng (2017). Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam thông qua mô hình SEM. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, 33(4), 55-63
- Đỗ Hoàng Anh Tuấn (2019). Nhiều lợi ích khi Việt Nam áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS. Truy cập từ < https://baomoi.com/nhieu-loi-ich-khi-viet-nam-ap-dung-chuan-muc-ke-toan-quoc-te>.
- Ferguson, P.R. (1993). Industrial economics: Issues and perspectives. Hong Kong: Macmillan.
- Garver, N. S., & Mentzer, J. T. (1999). Logistics research methods: employing structural equation modeling to test for construct validity. Journal of Business Logistics, 20(1), 33-57.
- Hagel J. III, Brown J.S and Davison L. (2010). The Best Way to Measure Company Performance. Harvard Business Review. Trích xuất từ <https://hbr.org/2010/03/the-best-way-to-measure-compan>.
- Hair, J., Aderson, R., Tatham, P., and Black, W. (2006). Multivariate Data Analysis, 6ed. Prentice- Hall, Upper Saddle River, N.J.
- Healy, P.M. and Wahlen (1990). Review of the earnings management literature and its implications for standard setting. Accounting Horizons.
- Hooper, D., Coughlan, J., & Mullen, M. R. (2008). Structural equation modelling: guidelines for determining model fit. Electronic Journal of Business Research Methods, 6(1), 53-60.
- Hu, L.T., & Bentler, P. M. (1995). Evaluating model fit. In R. H. Hoyle (Ed.), Structural equation modeling: Concepts, issues, and applications (pp. 76-99). Thousand Oaks, CA: Sage.
- Lorence, J. and Mortimer, J. T. (1985). Job involvement through the life course: A panel study of three age groups. American Sociological Review, 50, 618-638.
- Meek, G.K., Roberts, C.B., & Gray, S.J., (1995). Factors influencing voluntary annual report disclosures by U.S., U.K. and Continental European multi-national corporations. Journal of International Business Studies, 26 (1), 555-572.
- Nguyễn Xuân Phúc (2018). Nghị định số 39/2018/NĐ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Truy cập từ < https://thuvienphapluat.vn › van-ban › doanh-nghiep>.
- Nikoomaram, H., Banimahd, B, Shokri, A. (2012), An empirical analysis of earning management motives in firm listed on Tehran stock exchange. Journal of Basic. Appl. Sci. Res., 2 (10), 9990-9993.
- Nunnally, J. C., and Burnstein, I. H. (1994). Psychometric Theory. New York: McGraw - Hill.
- Phùng Thế Đông (2019). Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phát triển trong giai đoạn hiện nay. Truy cập từ < http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh>.
- Qigui Liu, Gary Tian, Xiaoming Wang (2011). The effect of ownership structure on leverage decision: new evidence from Chinese listed firms. Journal of the Asia Pacific Economy, 16 (2), 254-276.
- Quốc hội (2015). Luật Kế toán - Luật số: 88/2015/QH13. Truy cập từ <https://thuvienphapluat.vn/van-ban/ke-toan-kiem-toan/Luat-ke-toan-2015>.
- Rosli, M.M. (2011). Determinants of small and medium enterprises performance in the Malaysian auto-parts industry. African Journal of Business Management, 5(20), 8235-8241.
- Saad, M., Patel, B. (2006). An investigation of supply chain performance measurement in the Indian automotive sector. Benchmark Int. Journal, 13(1/2), 36-53.
- Schumacker, R. E., and Lomax, R. G. (2004). A beginner's guide to structural equation modeling, Second edition. Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum Associates.
- Tổng cục Thống kê (2018). Kết quả tổng điều tra kinh tế năm 2017. NXB Thống kê.
- VCCI (2016). Báo cáo thường niên DNNVV ở Việt Nam, 2016.
- Wallace, R. & Naser, K., (1995). Firm-specific determinants of the comprehensiveness of mandatory disclosure in the corporate annual reports of firms listed on the stock exchange of Hong Kong. Journal of Accounting and Public Policy, 14 (4), 311-368.
- Yang, Z., Rohrbach, K., Chen, S. (2005). The impact of setting on relevance and reliability of accounting information: Lower of cost or market accounting reforms in China. Journal of International Finance Management Accounting, 16(3).
- Zohdi, H. (2009). Effects of accounting standard on earnings stability. Islamic Azad University.
RELATIONSHIP BETWEEN THE APPLICATION OF VIETNAM ACCOUNTING STANDARDS, BENEFITS AND PERFORMANCE OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES (CASE STUDY IN BINH DUONG)
Assoc. Prof. PhD. DINH PHI HO
Senior Lecturer, Phan Thiet University
MA. DO KHANH LY
Lecturer of Industrial University of Ho Chi Minh City
MA. NGUYEN VUONG THANH LONG
Lecturer of Thu Dau Mot University
MA. DINH NGUYET BICH
Lecturer of Van Hien University - Ho Chi Minh City
ABSTRACT:
The Vietnam Accounting Standards help businesses demonstrating transparency and reflecting accuracy in financial statements, while presenting transactions in the market economy. Therefore, it creates opportunities to attract investors, increase funding, apply new technologies and expand markets. Based on a survey of 340 small and medium enterprises in Binh Duong province and Structural Equation Model, this study reveals to have a positive linear corelation between level of applying Vietnam Accounting Standards, benefits and business performance.
Keywords: Vietnam Accounting Standards; Business Benefits and Performance; Structural Equation Model.