Phương pháp áp dụng và kinh nghiệm định giá doanh nghiệp vừa và nhỏ

TS. Đoàn Thị Thanh Hương (Viện Quản trị và Công nghệ FPT - Đại học FPT)

Tóm tắt:

Khi điều hành một doanh nghiệp nhỏ, chủ doanh nghiệp đảm đương nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Chủ doanh nghiệp nhỏ luôn bận rộn với mọi vấn đề, từ kế toán, marketing đến phát triển sản phẩm, sản phẩm hoặc dịch vụ… Mặc dù không phải lúc nào cũng có đủ thời gian để xử lý các công việc phát sinh, các chủ doanh nghiệp nhỏ vẫn cần dành thời gian để xác định giá trị doanh nghiệp của họ một cách thường xuyên.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả nghiên cứu và chia sẻ các lời khuyên về cách các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể xác định giá trị tốt nhất, có thể giúp các chủ doanh nghiệp những nội dung về phương pháp và giải quyết các vấn đề khi định giá doanh nghiệp.

Từ khóa: Định giá doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tài sản, tài chính.

1. Sự cần thiết phải định giá doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp hoạt động đều cần phải quan tâm đến giá trị doanh nghiệp của mình để đo lường được hiệu quả hoạt động, tốc độ tăng trưởng và làm căn cứ để định hướng cho các hoạt động tiếp theo, là cơ sở để thực hiện việc mua bán, sáp nhập, góp vốn, gọi vốn…

Giá trị doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền của các yếu tố cấu thành lên doanh nghiệp và được đo bằng giá trị của các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể đem lại cho nhà đầu tư trong quá trình sản xuất - kinh doanh. 

các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hướng tới việc phát triển bằng hình thức bán, liên doanh hoặc sáp nhập với các doanh nghiệp khác, nên việc sẵn sàng cho các cơ hội bán tiềm năng là điều rất quan trọng. Ngay cả khi bạn không muốn bán doanh nghiệp của mình, bạn nên biết giá trị doanh nghiệp của mình là bao nhiêu.

Tuy nhiên, việc xác định giá trị doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể phức tạp hơn các doanh nghiệp lớn do thiếu hệ thống thông tin quản trị, thiếu thông tin tham chiếu... Nếu bạn không chắc chắn làm thế nào để xác định giá trị doanh nghiệp của mình, hãy tham khảo với chuyên gia để định giá chính xác.

2. Lợi ích của việc biết giá trị doanh nghiệp

Giá trị doanh nghiệp là thông tin vô cùng quan trọng cho bất kỳ chủ doanh nghiệp khi cân nhắc bán đi công ty của họ. Tham gia đàm phán mà không có sự chuẩn bị trước về giá trị doanh nghiệp sẽ dẫn chủ doanh nghiệp vào vị trí bất lợi, có thể mất tiền.

Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ bỏ bê việc tính giá trị doanh nghiệp. Thiếu sót này có thể dễ dàng khắc phục. Nếu bạn đang dành vô số thời gian cho một doanh nghiệp, hãy tham vấn với một thẩm định viên hoặc chuyên gia kinh doanh - họ có thể giúp bạn xác định giá trị doanh nghiệp của bạn.

Theo Justin Goodbread , CEO của Financively Simple: "Nhiều chủ doanh nghiệp mong đợi thu nhập họ kiếm được từ việc bán doanh nghiệp trong tương lai sẽ tài trợ cho việc nghỉ hưu của họ". "Tuy nhiên, phần lớn các chủ doanh nghiệp không thực hiện định giá chính thức công ty của mình cho đến khi họ sẵn sàng bán nó. Nhiều người đã bị sốc khi biết rằng họ đã không tạo ra đủ giá trị trong doanh nghiệp để đạt được mục tiêu nghỉ hưu của họ.

Nếu bạn chờ đợi để đánh giá giá trị doanh nghiệp của bạn cho đến khi bạn muốn nghỉ hưu hoặc phải nghỉ hưu, bạn không có thời gian để tăng giá trị của công ty, bạn sẽ chỉ nhận được những gì bạn có thể nhận được. Trong khi, nếu bạn biết trước giá trị doanh nghiệp của mình, bạn có thể làm việc với chuyên gia tư vấn để tăng giá trị vốn của bạn - dòng tiền, tài sản hữu hình và tài sản vô hình - từ đó sẽ tăng giá trị doanh nghiệp của bạn".  

3. Những yếu tố cần lưu ý khi xác định giá trị cho doanh nghiệp

Ngoài việc sử dụng các công thức cụ thể để tính giá trị doanh nghiệp, điều quan trọng là phải thành thạo trong các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt.

Tài sản hữu hình - Tài sản hữu hình bao gồm máy móc, tài sản và hàng tồn kho. Giá trị của tài sản hữu hình có thể tính toán dễ dàng.

Tài sản vô hình - Tài sản vô hình bao gồm nhận diện thương hiệu, nhãn hiệu và bằng sáng chế. Những tài sản này có thể tăng thêm giá trị to lớn cho doanh nghiệp và bạn nên có khái niệm về giá trị tiền tệ tài sản vô hình của bạn.

Nợ phải trả - Bất kỳ khoản nợ nào ảnh hướng tới yếu tố định giá.

Số liệu tài chính - Doanh nghiệp của bạn có lãi không? Nếu vậy, lợi nhuận hàng năm của bạn là bao nhiêu? Doanh nghiệp của bạn mang lại bao nhiêu doanh thu? Nắm chắc báo cáo tài chính của công ty từ trong ra ngoài, vì các nhà đầu tư hoặc người mua tiềm năng sẽ muốn biết về tình hình tài chính của bạn.

Biết những gì doanh nghiệp của bạn sở hữu là một lợi ích bổ sung của việc thông qua định giá doanh nghiệp. Bằng cách xem xét cả tài sản hữu hình và vô hình, bạn sẽ biết được điều gì làm cho doanh nghiệp của bạn có giá trị và những tài sản đó có giá trị như thế nào.

Ngay cả khi bạn không bán doanh nghiệp của mình, việc biết giá trị doanh nghiệp của bạn có thể cung cấp thêm thông tin chuyên sâu về các quyết định kinh doanh trong tương lai. Nhận diện thương hiệu của bạn không đem lại nhiều giá trị? Bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho các chiến dịch tiếp thị trong tương lai để xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp tốt hơn. Bạn có nhiều vốn đọng trong hàng tồn kho? Định giá này có thể thay đổi cách bạn vận hành kho theo hướng tích cực hơn.

4. Cách tính giá trị doanh nghiệp

Giá trị doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Quy mô doanh nghiệp, đội ngũ nhân sự, sự tăng trưởng dự kiến và rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp có giá trị như thế nào. Khi tính toán giá trị doanh nghiệp, có một vài công thức được sử dụng thường xuyên. Công thức được sử dụng khác nhau tùy theo doanh nghiệp và việc tính toán giá trị của một doanh nghiệp khác xa với một khoa học chính xác.

Trước khi đi sâu vào các công thức, điều quan trọng là xác định Thu nhập tùy ý của người bán (SDE) và Thu nhập trước lãi vay, khấu hao (EBITDA). SDE đề cập đến thu nhập ròng của doanh nghiệp trước khi khấu trừ tiền lương của chủ sở hữu, sau đó tính thêm các chi phí không hoạt động, tùy ý khác. Tính toán EBITDA rõ ràng hơn, theo đúng như tên gọi của nó. Nói chung, SDE phục vụ việc tính giá trị của các doanh nghiệp nhỏ, trong khi EBITDA được sử dụng cho các doanh nghiệp lớn hơn. Một số nguồn sử dụng mức doanh thu hàng năm 1 triệu đô la làm chuẩn cho sự khác biệt giữa một doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn, nhưng không có quy định nào về việc khi nào bạn nên sử dụng SDE hay EBITDA.

 Thông thường, các chuyên gia định giá sẽ kiểm tra báo cáo lãi/ lỗ, xác định lợi ích của chủ sở hữu, sau đó thêm vào thu nhập ròng. Sau đó, sử dụng số tiền này và nhân với bội số cụ thể của ngành. Điều này cho một con số để bắt đầu đàm phán với người mua tiềm năng.  

Bội số đặc thù của ngành áp dụng cho cả phương pháp SDE và phương pháp EBITDA để tính giá trị của doanh nghiệp. Những bội số này thay đổi theo ngành và dựa trên xu hướng và lịch sử của ngành. Để tìm bội số chính xác cho ngành của bạn, bạn có thể tìm kiếm trực tuyến hoặc bạn có thể tham vấn với một thẩm định viên kinh doanh có chuyên môn, để xác định chính xác hơn bội số ngành đối với doanh nghiệp của bạn.

Theo Jeff Rasmussen, chuyên gia tư vấn chính tại Fairway Business Advisors, bội số của phương pháp EBITDA là 1 trong 3 công thức tiêu chuẩn để tính giá trị doanh nghiệp: "Có 3 phương pháp chính để tính giá trị của một doanh nghiệp: bội số bán hàng, bội số EBITDA điều chỉnh và dòng tiền chiết khấu EBITDA điều chỉnh”.

Bội số được quyết định bởi nhiều yếu tố, bao gồm ngành công nghiệp, quy mô kinh doanh và tăng trưởng kinh doanh. Bội số của các doanh nghiệp thay đổi theo thời gian. Để tính bội số doanh nghiệp hoặc bội số EV, bạn thực hiện phép tính sau: EV/EBITDA = bội số doanh nghiệp

Giá trị doanh nghiệp (EV) được tính bằng cách thêm vốn hóa thị trường, nợ, lãi thiểu số và cổ phiếu ưu đãi, rồi trừ đi tiền mặt. Bội số doanh nghiệp cung cấp thêm thông tin cho các nhà đầu tư hoặc người mua tiềm năng, vì tỷ lệ thấp có thể có nghĩa là một doanh nghiệp bị định giá thấp. Tính toán này phần lớn được sử dụng cho các doanh nghiệp lớn và không nên thu hút nhiều sự chú ý từ các tổ chức nhỏ hơn.

Ngoài 3 phương pháp này, sử dụng phương pháp so sánh với các doanh nghiệp khác trong ngành của bạn là một cách để có được ý tưởng chính xác về giá trị doanh nghiệp của bạn.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ, bạn nên sử dụng phương pháp so sánh -  tìm một doanh nghiệp tương tự như doanh nghiệp của bạn đã được bán hoặc rót vốn. Áp dụng bội số đó cho doanh số của bạn. Nếu bạn không thể tìm thấy doanh nghiệp để so sánh, bạn nên tham khảo ý kiến một chuyên gia.

Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi phụ thuộc quá nhiều vào các công thức, vì chúng không phải lúc nào cũng đưa ra cái nhìn toàn diện.

5. Làm thế nào để các nhà đầu tư định giá doanh nghiệp?

Khi xác định giá trị doanh nghiệp của bạn và yếu tố nào có giá trị kinh doanh, hãy tìm hiểu xem người mua hoặc nhà đầu tư tiềm năng muốn biết điều gì.

Nếu bạn đang muốn thu hút các nhà đầu tư hoặc người mua, bạn cần phải nắm rõ cách họ định giá doanh nghiệp. Nếu họ sử dụng phương pháp SDE và bội số, hãy sử dụng phương pháp đó để xác định giá trị doanh nghiệp của bạn. Nếu họ sử dụng phương pháp khác, đó có thể là phương pháp được sử dụng để thống nhất về giá mua và định giá.

Nếu bạn đang tính toán giá trị doanh nghiệp của mình chỉ cho mục đích thông tin, hãy thử sử dụng một vài phương pháp khác nhau để có ý tưởng về cách các nhà đầu tư và người mua khác nhau có thể định giá tổ chức của bạn.

Có nhiều cách để định giá doanh nghiệp và một chiến lược thành công là có thể thử 3 hoặc 4 phương pháp và sử dụng kết hợp các phương pháp với nhau.  

6. Làm thế nào để định giá doanh nghiệp tại các giai đoạn phát triển khác nhau?

Ước tính giá trị của một doanh nghiệp đã tồn tại trong 30 năm dễ dàng hơn so với việc định giá một doanh nghiệp khởi nghiệp. Công ty khởi nghiệp có ít năm tài chính hơn và thật khó để biết thương hiệu có thể trở nên lớn như thế nào. Mặt khác, một doanh nghiệp 30 tuổi có nhiều năm tài chính và một thương hiệu xác định sẽ giúp việc định giá dễ dàng hơn. Điều này làm cho việc tính toán giá trị doanh nghiệp ở các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ tăng trưởng của nó trở nên khó khăn.

Với những thách thức như vậy, bạn có thể sử dụng một vài phương pháp và dự án khác nhau để có được các ước tính chung về giá trị doanh nghiệp của bạn. Giải pháp tốt nhất là tham vấn với một chủ ngân hàng đầu tư hoặc một người có kinh nghiệm trong việc tính toán giá trị kinh doanh. Chủ doanh nghiệp có thể gặp khó trong các cuộc đàm phán với người mua tiềm năng, nếu họ không nhận thức thường xuyên về giá trị doanh nghiệp của họ. Nếu ai đó đột xuất đề nghị mua doanh nghiệp của bạn, thật tốt để biết liệu đề nghị đó có phù hợp với giá trị thị trường hay không.

Tham khảo với một thẩm định viên kinh doanh chuyên nghiệp giúp kiểm tra giá trị doanh nghiệp dễ dàng hơn trong các giai đoạn tăng trưởng khác nhau, điều này chuẩn bị việc bán tiềm năng trong tương lai. Mặc dù việc tham khảo ý kiến chuyên gia có thể gây tốn kém cho các doanh nghiệp nhưng lợi ích từ hiểu biết chiến lược của chuyên gia có thể rất đáng giá.

7. Bao lâu nên tính giá trị doanh nghiệp của mình?

Tính toán giá trị kinh doanh cho mục đích thông tin có thể được thực hiện theo một số cách. Bạn có thể sử dụng một vài công thức và tạo ước tính cho giá trị của mình hoặc bạn có thể tham vấn với một thẩm định viên kinh doanh. Đối với mục đích thông tin và giả sử bạn không muốn bán doanh nghiệp của mình trong ngắn hạn, việc một thẩm định viên kinh doanh là không cần thiết. Sử dụng một thẩm định viên kinh doanh sẽ làm cho việc định giá chính xác hơn, nhưng chi tiết được thêm vào có thể không đáng giá.

Nếu bạn không có kế hoạch bán sớm và bạn chỉ muốn một ý tưởng về giá trị doanh nghiệp của bạn, thì định giá hàng năm là phù hợp. Việc định giá hàng năm được thực hiện bằng các tính toán của riêng bạn và nên tham vấn với một thẩm định viên cứ sau vài năm. Điều này phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu kinh doanh của bạn và khi bạn dự kiến sẵn sàng để bán doanh nghiệp của mình.

8. Điểm mấu chốt trong định giá doanh nghiệp nhỏ

Luôn có một ý tưởng tốt để biết giá trị doanh nghiệp của bạn và có một số cách khác nhau để đưa ra định giá. Bất kể phương pháp bạn sử dụng là gì, hãy xem xét cập nhật tính toán của bạn hàng năm và tham vấn với một thẩm định viên kinh doanh chuyên nghiệp để định giá chính xác nhất có thể, bạn sẽ đi đến những chiến lược kinh doanh làm tăng giá trị doanh nghiệp của bạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Imam, Shahed, Barker, Richard and Clubb, Colin (2008) The Use of Valuation Models by UK Investment Analysts. European Accounting Review, 17 (3). pp. 503-535.
  2. Tim Koller, Marc Goedhart, David Wessels (2015) Valuation: Measuring and Managing the Value of Companies, 6th Edition. McKinsey & Company Inc.
  3. Multiples used to estimate corporate values. Financial Analysts Journal.
  4. Luehrnan, T.A (1997a). A better tool for valuation operations. Harvard Business Review.
  5. Aswath Damodaran (Dịch giả: Đinh Thế Hiển & Nguyễn Hồng Long) - Định giá đầu tư - NXB Tài chính 2015.

Methods and experiences in measuring the business value of small and medium-sized enterprises

Ph.D Doan Thi Thanh Huong

FPT School of Business and Technology, FPT University

Abstract:

When operating a small business, the business owner usually is in charge of managing many tasks at one time from accounting, marketing to developing products and services. Despite the business owner does not have sufficient time to handle his/her work, business owners of small businesses should spent time measuring their business value regularly. This article is to analyze methods of measuring the business value of small and medium-sized enterprises in order to facilitate business owners to calculate the value of their businesses. 

Keywords: Measuring business value, business value, small and medium-sized enterprises, assets, finance.