TÓM TẮT:
Rủi ro trong đào tạo nghề xảy ra đồng nghĩa với tổn thất hoặc mục tiêu đào tạo nghề của các trường cao đẳng bị ảnh hưởng. Bài viết cho thấy thực tế hoạt động đào tạo nghề tại các trường cao đẳng thuộc Bộ Công Thương vẫn còn những tồn tại, hạn chế đó là: Cơ cấu ngành, nghề đào tạo vẫn chưa thực sự phù hợp với cơ cấu ngành, nghề của thị trường lao động, chưa bổ sung thường xuyên các nghề đào tạo mới theo yêu cầu của thị trường lao động; thiếu lao động kỹ thuật trình độ cao cung cấp cho các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, kinh tế trọng điểm. Những năm gần đây, các cơ sở đào tạo nghề gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh và đang đối mặt với những rủi ro xảy ra.
Từ khóa: Rủi ro, đào tạo nghề, trường cao đẳng, Bộ Công Thương,
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, số lượng học sinh theo học tại các trường cao đẳng có những biến động, do các công ty nước ngoài tuyển lượng lao động lớn mà không cần bằng nghề nên các trường gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển sinh.
Khác với các trường đào tạo nghề ở mọi vùng miền trên cả nước, một số trường cao đẳng thuộc Bộ Công Thương nằm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngoài những thuận lợi thì cũng có những khó khăn riêng, như: nằm trên địa bàn có khá nhiều trường đại học và cao đẳng, có rất nhiều khu công nghiệp phần lớn các công ty nước ngoài chỉ tuyển lao động phổ thông. Vì vậy, rủi ro trong hoạt động đào tạo nghề là một thực trạng khó tránh khỏi đối với các trường nghề nói chung và các trường thuộc Bộ Công Thương nói riêng.
2. Thực trạng rủi ro trong hoạt động đào tạo nghề tại các trường cao đẳng thuộc Bộ Công Thương
Thực tế cho thấy, rủi ro tồn tại ở mọi nơi, trong mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng. Với xu thế đào tạo nghề như hiện nay, rất nhiều trường nghề được thành lập, các trung tâm dạy nghề của các huyện, thị, cũng được nâng cấp thành trường dạy nghề nên nguy cơ xảy ra rủi ro về tài sản và thu nhập, cùng các hoạt động khác tại các trường cao đẳng là khó tránh khỏi. Một số trường điển hình như: Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức, Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên, Cao đẳng Thương mại và Du lịch là những đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Công Thương được xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và được đầu tư quy hoạch bài bản, đáp ứng đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo cho đội ngũ giảng viên, giáo viên áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến và truyền đạt những công nghệ mới cho học sinh sinh viên (HSSV), đảm bảo chỗ ở nội trú cho HSSV ở xa. Song quy mô đào tạo của các trường giảm mạnh so với những năm 2010 - 2011. Tính riêng Trường Cao đẳng CN Việt Đức giảm 83 %, so với năm học 2010 - 2011 có 6.970 HSSV thì năm 2014 - 2015 chỉ còn 1.147 HSSV.
Kết quả tuyển sinh 5 năm (từ 2010 - 2014)
Đơn vị tính: Người
Biểu đồ kết quả tuyển sinh hệ đào tạo chính quy 5 năm (từ 2010 - 2014)
Biểu đồ kết quả tuyển sinh hệ đào tạo ngắn hạn 5 năm (từ 2010 - 2014)
Nguyên nhân: Trong thời gian ngắn mở ra quá nhiều cơ sở đào tạo, một số quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo rất bất cập cho các trường cao đẳng; việc phân luồng học sinh theo các bậc học chưa có chính sách nhất quán. Bên cạnh đó, số hoạt động sau tốt nghiệp THPT, THCS được các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn Thái Nguyên thu hút vào làm việc không qua đào tạo nghề nghiệp (như ShiWon, Sam Sung Electroniss, Sungho Tech…) với số lượng quá lớn cho nên công tác tuyển sinh của các trường gặp không ít khó khăn. Qua đó, hoạt động đào tạo của các trường thể hiện rủi ro ở nhiều phương diện nhưng thể hiện rõ nhất ở phương diện là: Rủi ro trong công tác tuyển sinh, rủi ro về tài chính, rủi ro về nhân lực.
3. Kết luận
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa như hiện nay, nền giáo dục nước nhà nói chung, các cơ sở đào tạo nghề nói riêng đang đứng trước vận hội và thách thức to lớn. Các cơ sở đào tạo một mặt phải đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho từng ngành, từng địa phương trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; mặt khác phải tự hoạch toán thu chi, tự đầu tư cơ sở hạ tầng, tự tập trung công tác tuyển sinh với điều kiện làm thế nào góp phần vào sự phát triển của đất nước, để hội nhập với nền giáo dục trong khu vực và quốc tế.
Trên cơ sở lí thuyết về rủi ro và quản trị rủi ro, tác giả đã xác định và phân tích được ba loại rủi ro cơ bản mà các trường đang gặp phải, đó là: rủi ro trong công tác tuyển sinh, rủi ro trong công tác tài chính, rủi ro về nguồn nhân lực.
Có thể nói, các kiểu rủi ro trên thường chi phối, ảnh hưởng lẫn nhau, thậm chí có những rủi ro này là nguyên nhân dẫn đến rủi ro khác. Chẳng hạn, rủi ro trong công tác tuyển sinh dẫn tới hệ lụy rủi ro về tài chính; hay rủi ro về qui mô đào tạo thì kéo theo rủi ro về nguồn nhân lực. Các nội dung này sẽ được tác giả nghiên cứu và phân tích ở các phần sau.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Trần Khắc Hoàn (2006), Kết hợp đào tạo tại trường và doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2. Phan Tùng Mậu (2002), Đào tạo theo địa chỉ, một số giải pháp gắn tào tạo với việc sử dụng nguồn nhân lực trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay - Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3. Chu Hồng Vân (2007), Đào tạo theo nhu cầu xã hội: Những chuyển biến ban đầu, Báo Giáo dục và Thời đại (số 136, tr1).
4. Ngô Quang Huân (1998), Quản trị rủi ro, Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Nguyễn Quang Thu (2002), Quản trị rủi ro doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê.
7. Đoàn Thị Hồng Vân (2002), Quản trị rủi ro và khủng hoảng, Nhà xuất bản Thống kê.
8. Nguyễn Văn Nam (2002), Rủi ro tài chính - thực tiễn và phương pháp đánh giá, Nhà xuất bản Tài chính.
9. PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2007), Quản trị rủi ro tài chính, Nhà xuất bản Thống kê.
RISK SITUATION OF VOCATIONAL TRAINING
ACTIVITIES AT COLLEGES BELONGING
TO MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
M.SC. HOANG DAI THANG
ABSTRACT:
Risk occurring in vocational training is synonymous with loss or impact on vocational training objectives of colleges. In fact, vocational training activities at collegesbelonging to Ministry of Industry and Trade are still shortcomings, such limitations are as follows:
Mechanism of training lines and sectors is not really consistent with the structure of the lines and sectors of the labor market and not a regular replenishment of new vocational training fields as required by the labor market; lack of high skilled labors to provide enterprises of spearhead economic and key economic sectors. In recent years, vocational training institutions faced many difficulties in the enrollment work and are facing risks occurring.
Keywords: Risk, vocational training, colleges, Ministry of Industry and Trade, enrollment.
Xem toàn bộ ấn phẩm Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ số 01 tháng 01/2017 tại đây