Ngành F&B Việt đã thực sự hồi sinh
Rõ ràng, ngành F&B Việt Nam đang có những dấu hiệu tích cực về sự phục hồi. Khởi đầu là bởi ngành du lịch đang thực sự hồi sinh, sự “kìm nén” bấy lâu trong giai đoạn covid đã được kích hoạt sự bằng sự trở lại của du khách khắp nơi trên thế giới với tỷ lệ lấp đầy phòng lên đến 80%. Ngành F&B đã nhanh chóng đưa vào thị trường các sản phẩm và nguyên liệu mới. Đối với các nhà hàng thì tập trung vào việc cải thiện chuỗi cung ứng để cho phép đầu bếp khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ. Chính hoạt động này đã mang mọi người lại gần nhau hơn, kết nối nhà cung ứng với khách mua hàng một cách chặt chẽ hơn.
Doanh thu ngành F&B Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao gần 610 nghìn tỷ, dự báo tăng trưởng 18% trong năm 2023 và đạt giá trị gần 1 triệu tỷ đồng vào năm 2026 (Báo cáo Thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam, 2022). Cùng với đó là việc tham gia tích cực 16 Hiệp định Thương mại Tự do đang phát huy tác động rất lớn với quan hệ song phương giữa các quốc gia thành viên, đặc biệt là trong hoạt động xuất, nhập khẩu và đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm, kinh doanh nhà hàng, dịch vụ lưu trú.
Một trong những biểu hiện rõ nhất về sự thu hút của ngành F&B Việt chính là sự tham gia rất đông đảo và tích cực của các doanh nghiệp tại Triển lãm Quốc tế lần thứ hai về Thực phẩm, Đồ uống, Thiết bị làm bánh, Nhà hàng, Khách sạn và Cung ứng dịch vụ tại Việt Nam - Food & Hotel Hanoi 2023 sắp được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 11. Phiên bản đầu tiên của Triển lãm Food and Hotel Hanoi diễn ra là vào năm 2018 và bị gián đoạn bởi đại dịch. Do dịch Covid, ngành công nghiệp này đã trải qua thời gian rất khó khăn. Nhiều người đã rời khỏi ngành công nghiệp và các khách sạn không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Theo nhận định của ông BT Tee – Tổng Giám Đốc Informa Markets Việt Nam: Ngành F&B đang trong quá trình phục hồi và cần một thời gian dài để trở lại bình thường. Chúng ta có thể thấy ngành du lịch đang phục hồi. Đây chính là một dấu hiệu tích cực cho ngành nhà hàng. Nhờ vào sự phục hồi của ngành du lịch, dịch vụ lưu trú và kinh doanh ẩm thực ngày càng cải thiện. Điều này cũng chính là vai trò của Food & Hotel Hanoi - đồng hành cùng ngành thực phẩm và lưu trú trên quá trình phục hồi và tiến xa hơn thế nữa.
Có thể thấy rất rõ sự phục hồi mạnh mẽ của ngành F&B qua sự tận tâm, sáng tạo, cố gắng tạo tính hấp dẫn, lôi cuốn tất cả mọi người khi nhìn vào các chương trình trong - Food & Hotel Hanoi 2023 sắp được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 11. Đó là tổ chức cuộc thi Hanoi Salon Culinaire đã đưa các thí sinh, các đầu bếp mới đến, trải nghiệm những phong cách mới. Họ chắc chắn sẽ rất hào hứng, nghiêm túc và quyết tâm để trổ tài thật ấn tượng trong cuộc thi.
Còn đối với khách tham quan, Triển lãm Food & Hotel Hanoi sẽ giúp họ khám phá những hình ảnh, phong cách quản lý, vận hành mới. Đó là cơ hội cho ngành F&B cất cánh. Lý do khiến bạn quyết định lựa chọn một nhà hàng chính là hương vị của nó. Hương vị đóng vai trò rất quan trọng. Thông qua triển lãm lần này, khách tham quan sẽ có cơ hội để học hỏi, khám phá những điều mới, tìm hiểu những khái niệm mới. Bản chất của con người là mong muốn được khám phá và thay đổi. Đó cũng chính là những gì triển lãm đóng góp cho ngành - mang đến cơ hội để doanh nghiệp và cộng đồng ngành tìm hiểu, tiếp cận những làn sóng mới nhất.
Thế hệ trẻ với nhận thức thay đổi về F&B “xanh”
Nhìn vào thống kê, với 4 triệu người tiêu dùng mới trên thị trường, họ đều là những người trẻ, họ tốt nghiệp đại học, đi làm và sẽ sử dụng nhiều tiền hơn vào các nhà hàng. Bởi vì có nhiều người tiêu dùng hơn, do đó ngành F&B có nhiều không gian để mở rộng kinh doanh trên thị trường. Thêm vào đó, thế hệ trẻ với khẩu vị mới, nhận thức mới sẽ là những người thay đổi xu hướng. Nhà hàng truyền thống dần trở nên ít hơn, tính cạnh tranh cao hơn. Chuỗi cung ứng sẽ thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của các xu hướng mới. Thế hệ trẻ chính là là những người thúc đẩy xu hướng với những đầu bếp mới, phong cách mới và nguyên liệu mới.
Về tổng thể, ngành công nghiệp F&B Việt Nam đang rất sôi động và phát triển. Việt Nam có một lịch sử ẩm thực rất phong phú, mạnh mẽ và vững chắc. Đó là sự hòa quyện của nhiều nguyên liệu từ nhiều nền văn hóa khác nhau, nó sẽ đóng góp rất nhiều vào sự phát triển tuyệt vời của nền ẩm thực Việt Nam.
Không những thế, ngành F&B Việt Nam còn đang hướng tới sự bền vững trong toàn bộ hoạt động kinh doanh, ngay từ trong căn bếp. Thay vì bỏ phí thực phẩm, chúng ta có thể tận dụng nó cho đến cùng. Ví dụ như sau khi tiêu thụ thịt gà, chúng ta nên làm gì với phần xương còn lại? Bạn có thể sử dụng chúng để nấu súp. Tương tự như vậy là việc sử dụng thực phẩm tại chỗ. Khi chúng ta sử dụng thực phẩm tại chỗ, điều này đồng nghĩa với không có nhiều bao bì, túi mua sắm bị lãng phí như khi mua về và ô nhiễm trong quá trình vận chuyển. Ví dụ, nhiều người thích uống trà sữa trong ly nhựa vì tiện lợi. Tuy nhiên, điều này đi ngược lại xu hướng bền vững.
Thế hệ trẻ đang trưởng thành và nhận thức đang tăng lên. Thực phẩm xanh, thực phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch - tất cả những yếu tố này đều đang dần thúc đẩy sự thay đổi trong ngành F&B trên toàn thế giới.