Cơ hội của doanh nghiệp Thụy Điển
Chuyến thăm Thụy Điển của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mà Đại sứ Ann Mawe nói ở trên diễn ra vào cuối tháng 5/2019.
Tại Thụy Điển, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo của những tập đoàn hàng đầu Thụy Điển, hoạt động trên quy mô toàn cầu như: Electrolux, Oriflame, Scania, ABB, Ericsson, Volvo…
Đây là những nhà lãnh đạo của các tập đoàn, thương hiệu đại diện cho những nền tảng công nghiệp, khoa học và công nghệ xuất sắc của Thụy Điển, hoạt động trên quy mô toàn cầu, góp phần tạo ra những động lực mới về tăng trưởng và phát triển trên thế giới và hầu hết đều đã có hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh từ nhiều năm nay tại Việt Nam.
Còn chuyến thăm Việt Nam của Công chúa kế vị Thụy Điển Victoria Ingrid Alice Désireé diễn ra vào đầu tháng 5/2019. Công chúa Victoria Ingrid Alice Désireé khẳng định, chuyến thăm này có nhiều doanh nghiệp Thụy Điển tham gia nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước.
Việt Nam có vị trí quan trọng trong khu vực, đây cũng là cơ hội lớn cho doanh nghiệp Thụy Điển thâm nhập vào thị trường ASEAN. Bên cạnh đó, hai bên cũng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa chương trình nghị sự mà hai bên cùng quan tâm.
Năm 2019 cũng ghi nhận những kết quả ấn tượng về phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, quốc gia có môi trường chính trị ổn định.
Đại sứ Ann Mawe chúc mừng Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, đồng thời bày tỏ mong muốn các hiệp định, thỏa thuận giữa Việt Nam và Thụy Điển cũng như với EU sớm đi vào thực tiễn, mang lại lợi ích cho các bên.
Lắng nghe quan điểm của ASEAN
“Việt Nam - Thụy Điển là người bạn tốt, chân thành”, Đại sứ nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Thụy Điển, nhân dân Thụy Điển luôn ủng hộ nhân dân Việt Nam cả trong cuộc chiến đấu chính nghĩa giành độc lập dân tộc và xây dựng, phát triển đất nước.
Cho rằng, mối quan hệ hai nước đã chuyển sang giai đoạn mới, Đại sứ mong muốn hai bên thúc đẩy hợp tác về thương mại và đầu tư vốn còn nhiều tiềm năng cần khai thác, đặc biệt khi ngày càng nhiều doanh nghiệp Thụy Điển quan tâm tới Việt Nam. Hiện có 70 công ty của Thụy Điển đầu tư tại Việt Nam, tạo ra nhiều việc làm và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.
Thụy Điển là đối tác quan trọng và tin cậy của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU). Kim ngạch thương mại hai nước liên tục tăng và đạt 1,5 tỷ USD vào năm 2018, hết tháng 9/2019 đạt 1,2 tỷ USD. Hiện Thụy Điển có 67 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn 364 triệu USD. Thủ tướng Đây là những con số còn khiêm tốn so với tiềm năng hợp tác hai nước, và Thụy Điển chưa hài lòng với kết quả này.
Vì vậy, Đại sứ Thụy Điển đề nghị hai nước thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững, lĩnh vực mà Thụy Điển có thế mạnh với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Cho biết dự kiến hai tuần tới sẽ có Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Thụy Điển-ASEAN, Đại sứ cho rằng, đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp hàng đầu của Thụy Điển lắng nghe quan điểm phát triển kinh tế của ASEAN cũng như Việt Nam, qua đó, thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.
Tán thành ý kiến của Đại sứ, Thủ tướng bày tỏ cảm ơn Thụy Điển đã ủng hộ và đề nghị Thụy Điển tiếp tục quan tâm thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) sớm nhất, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và nhân dân hai nước.
Cho biết môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện, Thủ tướng tin tưởng trong nhiệm kỳ của Đại sứ, có nhiều tập đoàn lớn của Thụy Điển thúc đẩy hợp tác với Việt Nam, góp phần nâng kim ngạch thương mại song phương cũng như tăng vốn đầu tư vào Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước thời gian tới.