TÓM TẮT:
Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá và đo lường các nhân tố tác động đến sự hài lòng (SHL) của học viên về chất lượng đào tạo tại Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai. Với phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, cùng với việc khảo sát 187 học viên hệ ngắn hạn tại Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai, kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố tác động đến sự hài lòng của học viên theo thứ tự từ thấp đến cao gồm: chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, thư viên - học liệu, trang thiết bị và quản lý - phục vụ đào tạo. Từ đó bài báo cũng đề xuất 5 hàm ý quản trị nhằm cải thiện sự hài lòng của học viên tại Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
Từ khóa: sự hài lòng, chất lượng đào tạo, Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai, nhân tố ảnh hưởng.
1. Đặt vấn đề
Trong thời đại hiện nay, đối với sự phát triển của một quốc gia thì giáo dục và đào tạo luôn là lĩnh vực được toàn xã hội quan tâm nhiều nhất (Vũ Lưu Hớn, 2022). Cùng với chủ trương nâng cao chất lượng đào tạo, các đơn vị đào tạo hiện nay luôn đưa ra phương châm “lấy người học là trung tâm”. Với phương châm đó, người học được xem là người đóng vai trò then chốt, quyết định chất lượng và hiệu quả đào tạo của các cơ sở đào tạo (Trần Phi Yến và cộng sự, 2017).
Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai hiện nay - tiền thân là Trường Đảng miền Đông Nam Bộ. Năm 1992 sáp nhập với Trường Hành chính tỉnh, Trung tâm Giáo dục chính trị và Trường Đảng tỉnh. Sau sáp nhập 3 đơn vị, trường đổi tên thành Trường Đào tạo bồi dưỡng cán bộ tỉnh Đồng Nai. Năm 1995, theo quyết định của Trung ương, Trường đổi tên thành Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai cho đến nay. Theo chức năng và nhiệm vụ, Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai là một đơn vị sự nghiệp thuộc Tỉnh ủy, có chức năng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ở địa phương. Do đó, tìm kiếm giải pháp để tạo sự hài lòng cho học viên cho mỗi khóa học chính là nhiệm vụ mà Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai phải hoàn thành. Thực tế, sau mỗi khóa học, nhà trường đều lấy ý kiến đánh giá của học viên về hoạt động đào tạo. Tuy nhiên, tỷ lệ học viên có mức hài lòng thấp còn chiếm tỷ lệ cao. Vậy trả lời câu hỏi nhân tố nào tác động đến sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo của Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai và làm thế nào để cải thiện sự hài lòng của học viên là yêu cầu cấp thiết và cấp bách.
Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá các nhân tố tác động đến sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo tại Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai, từ đó, đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm cải thiện sự hài lòng học viên về chất lượng đào tạo tại Nhà trường trong thời gian tới.
2. Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan
Trên thế giới và tại Việt Nam hiện tại có một số nghiên cứu điển hình về sự hài lòng của người học về chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục như sau:
James và Casidy (2018) đã nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại các trường đại học công lập Sri Lanka. Dữ liệu được thu thập từ 1.376 sinh viên đại học đăng ký các khóa học khác nhau về khoa học xã hội và nhân văn tại 3 trường đại học công lập trong nước. Kết quả của mô hình phương trình cấu trúc (SEM) cho thấy các biến độc lập của mô hình gồm "động lực của người học", "sự tương tác", "cơ sở vật chất", "sự hỗ trợ tài chính", "năng lực giảng viên" có ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của sinh viên. Trong các biến số tác động, động lực của người học có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của việc học tập tự điều chỉnh trong môi trường học tập hiện nay.
Santini và cộng sự (2017) đã nghiên cứu khung đánh giá (systemic framework) sự hài lòng của sinh viên ở các quốc gia châu Mỹ La tinh. Sử dụng mẫu gồm 298 sinh viên đến từ Brazil, Colombia và Peru, nghiên cứu phân tích tình hình học tập của sinh viên thông qua: chỉ số hạnh phúc (well-being), tài nguyên giáo dục (educational resources) và kinh nghiệm học tập (learning experience). Bên cạnh đó, thông qua việc phân tích nhân tố khám phá, nghiên cứu xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng sinh viên gồm: hoạt động quản lý của nhà trường, hoạt động học thuật, yếu tố hữu hình, mối quan hệ giữa người học và người dạy.
Nguyễn Thành Long (2006) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, bài báo này đã khảo sát hơn 1.500 sinh viên đang theo học tại các trường đại học và cao đẳng tại thành phố Hồ Chí Minh bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, bài báo này cho thấy có 5 yếu tố thật sự có tác động đến sự hài lòng của sinh viên theo thứ tự từ thấp đến cao gồm: chương trình đào tạo (training program), quản lý đào tạo (the management process), đội ngũ giảng viên (faculty member), cơ sở vật chất (facilities), và dịch vụ hỗ trợ (auxilary services). Từ đó, nghiên cứu này đã đề xuất 5 nhóm giải pháp chính để cải thiện sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng hoạt động giáo dục. Các đề xuất này cũng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Bảo Châu (2013).
Hà Nam Khánh Giao và Hồ Thúy Trinh (2021) đã nghiên cứu mức độ hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo cao học của Trường Đại học Tài chính-Marketing dưới góc nhìn học viên. Thông qua khảo sát ý kiến của hơn 500 học viên đang theo học tại nhà trường, kết quả nhận diện 5 nhân tố có tác động đến chất lượng đào tạo gồm trang thiết bị phục vụ học tập, nguồn tài liệu mở, năng lực quản lý của nhà trường, đội ngũ giảng viên, và giới thiệu việc làm. Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Văn Vân Hoàng (2008).
Phạm Thị Liên (2016) đã nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo lý luận chính trị. Nghiên cứu này cho rằng, trong các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo thì: quản lý giáo dục chiếm: 51%, phương pháp giảng dạy: 22%, chương trình GDĐT, cơ sở vật chất: 18% và đánh giá kiểm tra: 9%. Từ nhận định này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng đào tạo chính trị gồm: cải thiện năng lực đội ngũ giảng viên bằng cách tăng cường cán bộ trẻ, xây mới một số phòng học để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên, áp dụng công nghệ trong giáo dục và đào tạo để sinh viên có thể làm quen với môi trường mới.
2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Từ các phân tích trên, chúng ta biết được hoạt động đào tạo được nhà trường cung cấp có vai trò hỗ trợ cho công việc học tập của học viên tại Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai, bao gồm: chương trình đào tạo (training program), đội ngũ giảng viên (faculty members), thư viện - học liệu (learning materials), trang thiết bị phục vụ sinh viên (facilities and devices) và quản lý - phục vụ đào tạo (educational management process). Như vậy, đây là những hoạt động của Nhà trường có ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên. (Hình 1)
Các giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết H1: Yếu tố “Chương trình đào tạo” tác động cùng chiều đến SHL của học viên.
Giả thuyết H2: Yếu tố “Đội ngũ giảng viên” tác động cùng chiều đến SHL của học viên.
Giả thuyết H3: Yếu tố “Thư viện - Học liệu” tác động cùng chiều đến SHL của học viên.
Giả thuyết H4: Yếu tố “Trang thiết bị” tác động cùng chiều lên SHL của học viên.
Giả thuyết H5: Yếu tố “Quản lý, phục vụ đào tạo” tác động cùng chiều lên SHL của học viên.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính giúp tác giả tìm hiểu và đánh giá các tác động của những nhân tố đến sự hài lòng học viên Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu định tính, tác giả đã thực hiện 2 cuộc họp để thảo luận nhóm với các đối tượng dưới đây:
Nhóm thứ nhất là Ban giám hiệu, gồm có 1 người. Nhóm phỏng vấn thứ hai là Trưởng các phòng ban, Khoa. Nhóm phỏng vấn thứ ba là 10 học viên đang theo học các khóa ngắn hạn tại Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai.
Qua việc nghiên cứu lý thuyết và việc nghiên cứu định tính, kết quả nghiên cứu định tính được thể hiện như sau:
Về sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo tại Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai: hầu hết các đối tượng tham gia thảo luận nhóm đều cho rằng sự hài lòng của học viên tại Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai ở mức chưa cao.
Về các nhân tố tác động đến sự hài lòng: Các đối tượng tham gia thảo luận nhóm cho biết có nhiều yếu tố tác động đến sự hài lòng của học viên tại Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai, bao gồm: "Chương trình đào tạo", "Đội ngũ giảng viên", "Thư viện, học liệu", "Trang thiết bị", "Quản lý, phục vụ đào tạo". Do đó, kết quả nghiên cứu định tính phù hợp với mô hình đề xuất ban đầu.
3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Sau khi nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành điều chỉnh các mục hỏi bảng khảo sát và gửi tới học viên để thu thập số liệu. Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là để kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất thông qua các kỹ thuật sau:
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach's Alpha.
- Kiểm định giá trị của thang đo thông qua kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá.
- Ước lượng mô hình hồi quy bội để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ban đầu và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến sự hài lòng của học viên.
3.3. Mẫu nghiên cứu
Đối với nghiên cứu định lượng, kích thước mẫu được xác định như sau:
Theo Hair và cộng sự (1998), để phân tích nhân tố khám phá đạt kết quả tốt nhất thì cỡ mẫu ít nhất gấp 5 lần số biến quan sát (items). Trong nghiên cứu này có 32 biến quan sát, nên cỡ mẫu tối thiểu là 5*28 = 140 quan sát. Mặc khác, theo Tabachnick & Fidell (2007), để hồi quy bội đạt kết quả tốt nhất thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức: n ≥ 8*X + 50 (X là số lượng biến độc lập trong mô hình hồi quy). Nghiên cứu này có 5 biến độc lập, do đó kích thước mẫu tối thiểu là 90 quan sát. Do đó, để đạt 2 yêu cầu trên thì cỡ mẫu tối thiểu phải đạt 230 quan sát. Do đó, tác giả tiến hành gửi đi khảo sát 230 phiếu cho học viên tại Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Độ tin cậy của thang đo
Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha cho thấy có 6 biến quan sát bị loại khỏi các bước phân tích tiếp theo từ 28 biến quan sát ban đầu. Các biến quan sát bị loại do không đảm bảo hệ số tương quan biến - Tổng lớn hơn 0.3. Như vậy, 19 biến quan sát còn lại sẽ được sử dụng cho các bước phân tích tiếp theo. (Bảng 1)
Bảng 1. Tổng hợp kết quả phân tích Cronbach's Alpha
Thang đo |
Số lượng biến quan sát ban đầu |
Số lượng biến quan sát bị loại |
Hệ số Cronbach's Alpha |
Tên biến quan sát bị loại |
Chương trình đào tạo |
5 |
1 |
0.876 |
X13 |
Đội ngũ giảng viên |
6 |
2 |
0.852 |
X21, X26 |
Thư viện, học liệu |
5 |
1 |
0.760 |
X31 |
Trang thiết bị |
4 |
1 |
0.799 |
X42 |
Quản lý, phục vụ đào tạo |
4 |
0 |
0.751 |
|
Sự hài lòng |
4 |
1 |
0.839 |
Y3 |
Tổng |
28 |
6 |
|
|
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thang đo biến độc lập cho thấy: Kiểm định Bartletts cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (Sig = .000<0.05); hệ số KMO = 0.751; chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại là rất thích hợp. Hệ số Eigenvalue của nhân tố cuối cùng đạt 1.567. Tổng phương sai trích = 67.679%. Phân tích EFA cho thấy có 5 nhân tố được hội tụ từ 19 biến đo lường. Ngoài ra, kết quả phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập cho thấy có 5 nhân tố được tạo thành như đề xuất ban đầu gồm: nhân tố X1 (4 biến quan sát), X2 (4 biến quan sát), X3 (4 biến quan sát), X4 (3 biến quan sát), và X5 (4 biến quan sát). Các nhân tố này có ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo hay không sẽ được kiểm định trong các bước phân tích tiếp theo. Tất cả 5 nhóm nhân tố được rút trích giải thích 67.679% sự biến động của dữ liệu. (Bảng 2)
Bảng 2. Kết quả phân tích EFA cho thang đo biến độc lập
Biến quan sát |
Nhân tố tạo thành |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
X15 |
0.925 |
||||
X14 |
0.915 |
||||
X12 |
0.778 |
||||
X11 |
0.702 |
||||
X25 |
0.825 |
||||
X22 |
0.792 |
||||
X24 |
0.783 |
||||
X23 |
0.78 |
||||
X33 |
0.764 |
||||
X34 |
0.752 |
||||
X35 |
0.736 |
||||
X32 |
0.73 |
||||
X53 |
0.834 |
||||
X54 |
0.781 |
||||
X52 |
0.698 |
||||
X51 |
0.686 |
||||
X41 |
0.839 |
||||
X44 |
0.774 |
||||
X43 |
0.772 |
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
* Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc với mẫu nghiên cứu gồm 187 quan sát hợp lệ (Bảng 3). Kết quả phân tích nhân tố EFA như sau: Kiểm định Bartlett’s với mức ý nghĩa sig = .000< 0.05 cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan dương với nhau. Ngoài ra, hệ số KMO =0.727 lớn hơn 0.5 cũng cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp với số liệu khảo sát.
Với phương pháp trích yếu tố Principal Component và phép xoay Varimax, thang đo sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo tại Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai đã trích được một nhân tố từ 3 biến quan sát. Ngoài ra, hệ số tải nhân tố của 3 biến khá cao, tất cả đều lớn hơn 0.8.
Bảng 3. Kết quả EFA cho thang đo biến phụ thuộc
Biến quan sát |
Nhân tố |
1 |
|
Y1 |
0.875 |
Y2 |
0.870 |
Y4 |
0.865 |
Giá trị Eigen |
2.271 |
Phương sai trích |
75.705 |
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
4.3. Phân tích hồi quy bội
Sau khi đưa 5 biến độc lập vào cùng lúc để phân tích hồi qui bằng phần mềm SPSS, ta có được kết quả sau: Hệ số xác định R2 (R-Square) là 0.564, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu đến mức 56.4%. Kiểm định F được sử dụng trong bảng trên là kiểm định giả thuyết về sự phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính. Kết quả cho thấy thống kê F = 46.88 với Sig. = .000. Điều này chứng tỏ mô hình hồi quy tuyến tính như đề xuất trên là phù hợp với tập dữ liệu.
Kết quả ước lượng mô hình hồi quy bội (Bang 4) cho thấy: các hệ số β đều khác 0 do mức ý nghĩa đều nhỏ hơn 5%, chứng tỏ các biến trong mô hình hồi quy đều tác động đến sự hài lòng của học viên tại Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai. So sánh giá trị (độ lớn) của β chuẩn hóa cho thấy: nhân tố "thư viện, học liệu" (hệ số tác động 0.277) và nhân tố "quản lý, phục vụ đào tạo" (hệ số tác động 0.277) là vấn đề quan trọng nhất, tác động lớn nhất đến sự thỏa mãn của học viên. Nhân tố "trang thiết bị" có tác động thứ 2 đến sự hài lòng học viên (β= 0.272). Nhân tố "đội ngũ giảng viên" có tác động lớn thứ 3 (β= 0.224), thứ 4 là nhân tố "chương trình đào tạo" (β= 0.200).
Tóm lại: Với các kết quả phân tích như trên, ta thấy rằng mô hình nghiên cứu hoàn toàn phù hợp và khẳng định có mối liên hệ chặt chẽ giữa các thang đo với sự hài lòng của học viên đến chất lượng đào tạo tại Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai.
Bảng 4. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy bội
Biến |
Hệ số chưa chuẩn hóa |
Hệ số chuẩn hóa |
Mức ý nghĩa thống kê |
VIF |
(Constant) |
-0.973 |
0.002 |
||
X1 (chương trình đào tạo) |
0.193 |
0.200 |
0.000 |
1.202 |
X2 (đội ngũ giảng viên) |
0.212 |
0.224 |
0.000 |
1.307 |
X3 (thư viện, học liệu) |
0.301 |
0.277 |
0.000 |
1.156 |
X4 (trang thiết bị) |
0.302 |
0.272 |
0.000 |
1.047 |
X5 (quản lý, phục vụ đào tạo) |
0.264 |
0.277 |
0.000 |
1.281 |
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
5. Kết luận
Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá và đo lường các nhân tố tác động đến sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo tại Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai. Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài áp dụng quy trình nghiên cứu bao gồm: (1) Tổng quan các lý thuyết và các nghiên cứu liên quan đến sự hài lòng của người học trong lĩnh vực dịch vụ nói chung và trong lĩnh vực giáo dục nói riêng, mục tiêu của việc tổng hợp lý thuyết nghiên cứu nhằm mục đích xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài và hình thành thang đo nháp để đo lường các biến nghiên cứu; (2) Nghiên cứu định tính tập trung vào phỏng vấn chuyên sâu nhóm các đối tượng với mục đích là hiệu chỉnh thang đo, hiệu chỉnh các khái niệm nghiên cứu và hình thành bảng câu hỏi khảo sát chính thức để tiến hành nghiên cứu định lượng; (3) Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách khảo sát 187 học viên đang theo học các khóa ngắn hạn tại Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai nhằm kiểm định lại mô hình đề xuất ban đầu, việc phân tích định lượng được thực hiện với các kỹ thuật như thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích mô hình hồi quy bội thông qua phần mềm SPSS 22.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố tác động tới sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo tại Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai trong thời gian vừa qua với R2= 56.4%, bao gồm: chương trình đào tạo (training program), đội ngũ giảng viên (faculty members), thư viện - học liệu (learning materials), trang thiết bị phục vụ sinh viên (facilities and devices) và quản lý - phục vụ đào tạo (educational management process). Trong 5 nhân tố này thì nhân tố "thư viện - học liệu" và "quản lý - phục vụ đào tạo" có tác động mạnh nhất tới sự hài lòng của học viên với p < 1%. Kết quả nghiên cứu này cũng chính là cơ sở để đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo tại Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Hà Nam Khánh Giao, Hồ Thúy Trinh, (2021). Thống kê mô tả các yếu tố tác động đến sự hài lòng về chất lượng đào tạo cao học UFM. https://osf.io/9k5hg.
- James, L. T., and Casidy, R., (2018). Authentic assessment in business education: Its effects on student satisfaction and promoting behaviour. Studies in higher education, 43(3), 401-415.
- Nguyễn Thành Long, (2006). Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo đại học tại Trường Đại học An Giang. https://dspace.agu.edu.vn:8080/handle/agu_library/5466.
- Nguyễn Thị Bảo Châu, (2013). Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo của Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ giai đoạn năm 2012-2013. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 1(28), 117-123.
- Phạm Thị Liên, (2016). Chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của người học - Trường hợp Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 32(4), 81-89.
- Santini, F. D. O.; Ladeira, W. J.; Sampaio, C. H., and Da Silva Costa, G., (2017). Student satisfaction in higher education: A meta-analytic study. Journal of Marketing for Higher Education, 27(1), 1-18.
- Văn Vân Hoàng, (2008). Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiếng Anh không chuyên ở Đại học Quốc gia Hà Nội. VNU Journal of Foreign Studies, 24(1).
- Vũ Lưu Hớn, (2022). Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo trực tuyến tại Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Covid-19. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh-Khoa học Xã hội, 17(1), 73-85.
- Trần Phi Yến; Mai Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Ngọc, (2017). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Giáo dục lý luận, 1(2), 1-13.
Factors affecting the satisfaction of students with the quality of training of Dong Nai Province School of Politics
BuiThi Xuyen
Dong Nai Province School of Politics
Abstract:
This study is to explore and measure the factors affecting the satisfaction of students with the quality of training of Dong Nai Province School of Politics. The study surveys 187 short-term students of Dong Nai Province School of Politics and the study uses both qualitative and quantitative research methods to analyze collected data. The study finds out that there are five factors affecting the satisfaction of students with the school’s training quality. These factors, listed in the ascending order of influencing level, are: training program, lecturer, library - learning materials, facilities, training management and services. Based on the study’s findings, five managerial implications are proposed to help Dong Nai Province School of Politics enhance the satisfaction of students with the school’s training quality in the coming time.
Keywords: satisfaction, training quality, Dong Nai Province School of Politics, influencing factors.
[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 4 tháng 2 năm 2023]