Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Nhật Bản được coi là thị trường NK tôm khá ổn định của Việt Nam trong năm 2022. Năm 2022, XK tôm sang thị trường này đạt 671 triệu USD, tăng 16% so với năm 2021.
Thị trường Nhật Bản đòi hỏi kỹ thuật chế biến tinh tế, tỉ mỉ phù hợp năng lực chế biến của các DN Việt Nam. Trong bối cảnh tôm nguyên liệu trong nước giảm do dịch bệnh trên tôm, các sản phẩm tôm Việt Nam chế biến XK sang Nhật Bản giữ được ưu thế hơn so với các thị trường khác.
Trong 3 nhóm sản phẩm tôm chính XK sang Nhật Bản, giá trị XK tôm sú chế biến tăng mạnh nhất 25%. Mức tăng trưởng mạnh trong XK sản phẩm này sang Nhật Bản giúp kéo đà tăng trưởng XK các sản phẩm tôm nói chung sang Nhật Bản. Nhu cầu tiêu thụ tôm sú từ Việt Nam của người dân Nhật Bản đang tăng lên trong vòng 1 năm trở lại đây.
Việt Nam chủ yếu XK sang Nhật các sản phẩm XK chính như tôm phủ bột đông lạnh, tôm sú hấp đông lạnh, tôm tẩm bột xù, tôm thẻ PDTO Nobashi đông lạnh, tôm sú hấp đông lạnh, tôm chân trắng còn đuôi luộc đông lạnh, tôm thẻ bóc vỏ bỏ đầu bỏ đuôi hấp đông lạnh, tôm thẻ hấp đông lạnh… Các doanh nghiệp XK nhiều tôm nhất sang Nhật Bản như công ty CP Tập đoàn TS Minh Phú, công ty CP Thực phẩm Sao Ta, công ty CP TS Minh Phú-Hậu Giang, công ty CP XNK Thủy sản miền Trung, công ty CP Hải Việt, …
Giá trung bình XK tôm chân trắng đông lạnh của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2022 dao động từ 5,1-10,6 USD/kg. Giá trung bình tôm sú đông lạnh XK sang Nhật Bản dao động từ 10,8-15,8 USD/kg.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Thủy sản Minh Phú, Sao Ta, Minh Phú Hậu Giang, Thủy sản miền Trung và Hải Việt là 5 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tôm lớn nhất sang thị trường Nhật Bản trong năm vừa qua.
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu tôm tương đối ổn định của Việt Nam trong năm 2022 với mức tăng trưởng 16% so với năm 2021, đạt 671 triệu USD.