Phát triển thang đo các nhân tố văn hóa cấp cá nhân ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp qua trung gian thái độ khởi nghiệp của sinh viên ngành Xây dựng tại đồng bằng sông Cửu Long

Bài báo nghiên cứu "Phát triển thang đo các nhân tố văn hóa cấp cá nhân ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp qua trung gian thái độ khởi nghiệp của sinh viên ngành Xây dựng tại đồng bằng sông Cửu Long" do LÊ ANH VÂN (NCS. Trường Đại học Trà Vinh, Khoa Luật và QLNN, Trường Đại học Thái Bình Dương), TS. VŨ MINH TÂM và TS. TRƯƠNG THỊ BÉ HAI (Trường Đại học Trà Vinh) thực hiện.

TÓM TẮT:

Nghiên cứu nhằm tập trung phát triển thang đo đánh giá các nhân tố văn hóa cá nhân ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp thông qua trung gian thái độ khởi nghiệp của sinh viên ngành xây dựng tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Dựa trên lý thuyết hành vi dự định và các chiều văn hóa của Hofstede, nghiên cứu đã kế thừa dựa trên các nghiên cứu trước đây và hiệu chỉnh thang đo dựa trên tham vấn chuyên gia. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát định tính và định lượng, bao gồm kiểm định độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố khám phá. Kết quả phân tích cho thấy, thang đo đạt độ tin cậy cao và có ý nghĩa đóng góp vào mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu này góp phần vào việc hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của văn hóa cá nhân đối với quá trình khởi nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh giáo dục đại học.

Từ khóa: Thang đo nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, các nhân tố văn hóa cá nhân, ý định khởi nghiệp, thái độ khởi nghiệp.

1. Đặt vấn đề

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khởi nghiệp không chỉ được xem là một xu hướng kinh doanh mà còn là một lĩnh vực quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Việc tạo lập và phát triển doanh nghiệp mới không chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế mà còn là cơ hội để phát huy sáng tạo và sự độc lập trong quản trị. Đặc biệt, ở lĩnh vực xây dựng, một ngành có tính chất đặc thù về kỹ thuật và quản lý, khởi nghiệp đem lại những thách thức và cơ hội riêng biệt. Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa cấp cá nhân đến ý định khởi nghiệp qua trung gian thái độ khởi nghiệp của sinh viên ngành xây dựng tại ĐBSCL - một vùng địa lý quan trọng và đang trên đà phát triển. Thông qua việc phát triển một thang đo đáng tin cậy, nghiên cứu này không chỉ cung cấp cái nhìn đặc thù địa phương và ngành nghề về ý định khởi nghiệp, mà còn góp phần vào việc đào tạo và phát triển khả năng khởi nghiệp cho ngành.

2. Cơ sở lý thuyết

Khởi nghiệp, một khái niệm quan trọng trong kinh doanh hiện đại, được định nghĩa là quá trình một cá nhân hoặc nhóm người khám phá và tận dụng cơ hội thị trường để tạo dựng một doanh nghiệp mới. Vũ Minh Tâm và các cộng sự (2022), đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về khởi nghiệp trong lược khảo của mình. Theo đó, khởi nghiệp bao gồm việc khám phá và khai thác cơ hội, hoặc tạo ra doanh nghiệp mới. Những kết luận này phản ánh sự đa dạng và phức tạp của khái niệm khởi nghiệp, đồng thời nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của nó trong việc tạo ra giá trị kinh tế và xã hội.

Ý định khởi nghiệp, trong lĩnh vực nghiên cứu khởi nghiệp, là một khái niệm trọng tâm, được hiểu là sự sẵn lòng của một cá nhân trong việc lập kế hoạch và chuẩn bị để thành lập một doanh nghiệp mới. Nghiên cứu sâu về ý định khởi nghiệp của sinh viên, dựa trên lý thuyết hành vi dự định (Nguyễn Thanh Hùng và cộng sự, 2016)  cho biết ý định khởi nghiệp cần có sự tự tin và nhận thức về khả năng kiểm soát hành vi. Theo đó, các yếu tố như hoạt động giảng dạy, hoạt động ngoại khóa, sở thích kinh doanh, và ý kiến của những người xung quanh đều có tác động tích cực đến sự tự tin và ý định khởi nghiệp của sinh viên. Đặc biệt, sự tự tin về tính khả thi của khởi nghiệp càng cao thì ý định khởi sự kinh doanh cũng càng tăng.

Thái độ khởi nghiệp, cùng với ý định khởi nghiệp, là những khái niệm cốt lõi trong nghiên cứu về khởi nghiệp, được định nghĩa là tổ hợp các cảm xúc và tư duy mà cá nhân thể hiện đối với việc tạo lập và phát triển một doanh nghiệp mới. Vũ Minh Tâm và các cộng sự (2021) đã tái khái niệm “thái độ khởi nghiệp” được đề cập trong bối cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp. Thái độ cá nhân đối với khởi nghiệp cũng được định nghĩa là sự khác biệt giữa nhận thức về mong muốn của cá nhân, trở thành doanh nhân tự kinh doanh hay làm công ăn lương. Những cá nhân có nhu cầu cao về thành tích sẽ có khuynh hướng độc lập trong sự nghiệp của mình, thích tự chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề và nhận được thành quả từ những nỗ lực thành công.

Lý thuyết các chiều văn hóa của Geert Hofstede, phát triển ban đầu từ công trình nghiên cứu của ông tại IBM vào những năm 1970, đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc nghiên cứu và hiểu biết về sự khác biệt văn hóa giữa các quốc gia, tổ chức, và cá nhân. Yoo, Donthu, và Lenartowicz (2011) đã phát triển và xác thực CVSCALE (Cultural Values Scale), một thang đo văn hóa cá nhân dựa trên 5 chiều văn hóa của Hofstede. Phát triển các chiều văn hóa Hofstede cho cấp cá nhân là bước quan trọng trong việc hiểu biết sâu hơn về sự ảnh hưởng của văn hóa lên hành vi cá nhân, đặc biệt trong lĩnh vực khởi nghiệp và quản lý doanh nghiệp quốc tế (Sharma, P., 2010).

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm xác định và hoàn thiện thang đo nhân tố văn hóa cấp cá nhân ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành Xây dựng ở ĐBSCL thông qua trung gian thái độ khởi nghiệp, bao gồm: lược khảo các nghiên cứu trước đây để kế thừa thang đo, tham vấn chuyên gia để hiệu chỉnh thang đo, và cuối cùng là kiểm định giá trị tin cậy của thang đo.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu này tập trung vào nghiên cứu hiệu chỉnh và hoàn thiện thang đo nhân tố văn hóa cấp cá nhân ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp. Đối tượng khảo sát là sinh viên ngành Xây dựng, được sinh ra và lớn lên tại ở ĐBSCL; do đó, tập trung chủ yếu trong các trường đại học có đào tạo ngành Xây dựng ở khu vực này. Thời gian khảo sát chuyên gia được thực hiện từ cuối năm 2023 đến hết tháng 2 năm 2024. Thời gian khảo sát được thực hiện chủ yếu trong giai đoạn đầu năm 2024, gồm 170 phiếu được thu về và có 145 phiếu hợp lệ được đưa vào phân tích.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này phối hợp các phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp nghiên cứu định tính, và phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính thực hiện thông qua thảo luận chuyên gia đề điều chỉnh điều chỉnh thang đo, với thành phần được khảo sát tham vấn bao gồm 06 chuyên gia đến từ khu vực hàn lâm và 06 chuyên gia đến từ khu vực thực tiễn. Nghiên cứu định lượng nhằm mục tiêu kiểm định giá trị tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.

4. Kết quả nghiên cứu và bình luận

4.1. Lược khảo tài liệu kế thừa thang đo và và tham vấn chuyên gia hiệu chỉnh thang đo

Về kế thừa thang đo, hầu hết các thang đo đã được thiết lập trong các nghiên cứu khác nhau trong và ngoài nước. Do đó, việc lược khảo tài liệu liên quan đến các yếu tố cấu thành thang đo là một bước quan trọng để có cơ sở kế thừa thang đo. Về hiệu chỉnh thang đo, cơ sở hiệu chỉnh các thang đo của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu cũng dựa vào ý kiến chuyên gia, được tham vấn bằng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua xây dựng phiếu khảo sát và thảo luận nhóm cùng 12 chuyên gia trong lĩnh vực khởi nghiệp như đã mô tả. Có 50 biến quan sát được đề xuất, kết quả sau tham vấn chuyên gia đã loại 4 và giữ lại 46 biến quan sát để đưa vào bảng câu hỏi khảo sát định lượng của nghiên cứu (kết quả tóm tắt trong Bảng 3).

4.2. Kiểm định giá trị tin cậy của thang đo nhân tố

4.2.1. Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu

Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu được trình bày trong Bảng 1.

Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu khảo sát

 

Giới tính sinh viên hồi đáp

(người)

Số hồi đáp viên là sinh viên năm thứ

(người)

Thông số

Nam

Nữ

1

2

3

4

>4

Số lượng

138

7

68

26

35

16

0

Tỷ lệ

95%

5%

47%

18%

24%

11%

0%

Tổng cộng

145

145

Nguồn: Tác giả, 2024

4.2.2. Kết quả kiểm định hệ số tin cậy thang đo

Tất cả các nhân tố đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6. Về biến quan sát, ngoại trừ biến IND2 có Corrected Item-Total Correlation là 0.256 nhỏ hơn 0.3 và bị loại, tất cả các biến quan sát đều có Corrected Item-Total Correlation lớn hơn 0.3, như vậy thang đo đảm bảo giá trị tin cậy. Sau phân tích Cronbach’s Alpha, mô hình còn lại 45 biến quan sát. Nhân tố có hệ số Cronbach’s Alpha thấp nhất là .760. Như vậy, các biến quan sát trong mỗi thang đo đều có tương quan với nhau và thang đo đạt độ tin cậy cao. Kết quả tóm tắt hệ số Cronbach’s Alpha được trình bày trong Bảng 2.

Bảng 2. Tóm tắt kết quả kiểm định hệ số tin cậy thang đo

TT

Nhân tố

Số lượng biến quan sát

Cronbach's Alpha

Kế thừa từ các nghiên cứu trước

Sau tham vấn chuyên gia

Sau kiểm định độ tin cậy

1.              

Xem nhẹ thứ bậc quyền lực

5

5

5

.861

2.              

Đề cao vai trò cá nhân

5

5

4

.760

3.              

Lạc quan trước những bất định

5

4

4

.799

4.              

Mạnh mẽ, tham vọng, quyết đoán

5

5

5

.809

5.              

Hướng về mục tiêu dài hạn

5

4

4

.829

6.              

Tự tháo khỏi những khuôn mẫu

5

4

4

.871

7.              

Cảm nhận về sự ủng hộ của các chuẩn chủ quan

5

5

5

.821

8.              

Tin tưởng nội tại vào khả năng kiểm soát quá trình

5

5

5

.823

9.              

Thái độ khởi nghiệp

5

5

5

.819

  1.  

Ý định khởi nghiệp

5

4

4

.870

 

Tổng cộng

50

46

45

-

Nguồn: Tác giả, 2024.

4.2.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá

Sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo, các biến sẽ được đưa vào để phân tích nhân tố khám phá EFA. Tương ứng với mô hình nghiên cứu như trong Hình 1, tùy theo vai trò của các biến, việc phân tích nhân tố khám phá EFA được chia thành 4 nhóm để phân tích 4 lần, bao gồm: Nhóm 1 gồm 6 biến số 1, 2, 3, 4, 5, 6 với vai trò là các biến biến độc lập của biến phụ thuộc số 7; Nhóm 2 gồm 3 biến số 7, 8, 9 với vai trò là các biến biến độc lập của biến phụ thuộc số 10; Nhóm 3 gồm 1 biến số 7, với vai trò trung gian; và Nhóm 4 gồm 1 biến số 10, với vai trò là biến phụ thuộc cuối cùng.

Nguồn: Tác giả, 2024.

Hình 1. Phân chia nhóm để phân tích nhân tố khám phá EFA

Hệ số KMO của cả 4 nhóm phân tích nhân tố khám phá đề lớn hơn 0.5 nên phân tích nhân tố là phù hợp. Các hệ số Sig. (Bartlett’s Test) đều nhỏ hơn 0.05 chứng tỏ các biến quan sát tham gia vào phân tích EFA có tương quan với nhau.

Về hệ số tải, đối với nhóm phân tích EFA thứ nhất, kết quả đã loại biến MAS1 (thuộc nhân tố Mạnh mẽ, tham vọng, quyết đoán) do biến này có hệ số tải là .461 nhỏ hơn 0.5 và tải lên ở cả 3 nhân tố. Tương tự, loại biến LTO4 do biến này tải lên ở cả 2 nhân tố, mặc dù biến này có hệ số tải bằng .571 lớn hơn 0.5. Sau khi loại biến, chạy lại lần 2 EFA. Đối với nhóm phân tích EFA thứ hai, kết quả đã loại biến SUN5 do biến này có hệ số tải là .427 nhỏ hơn 0.5 và tải lên ở cả 2 nhân tố. Đối với nhóm phân tích EFA thứ ba và thứ tư, kết quả không loại biến quan sát nào.

Hệ số tải Factor Loading của các biến quan sát trong ma trận xoay đều lớn hơn 0.5, như vậy, theo Hair et al (2009), các biến quan sát này đều có ý nghĩa đóng góp vào mô hình.

Như vậy, sau phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình còn lại 42 biến quan sát phù hợp làm thang đo cho nghiên cứu các nhân tố văn hóa cấp cá nhân ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp thông qua trung gian thái độ khởi nghiệp của sinh viên ngành Xây dựng tại ĐBSCL.

Bảng 3. Tổng kết 42 thang đo nghiên cứu sau kiểm định

TT

Mã hóa

Nội dung

 

POW

Xem nhẹ thứ bậc quyền lực

1.                  

POW1

Tôi thích được tự chủ hơn là phụ thuộc vào sự chỉ dẫn của người khác

2.                  

POW2

Tôi thấy độc lập tự chủ là một cá tính rất quan trọng của mình

3.                  

POW3

Tôi tự mình làm nhiều việc hơn là nhờ vả vào người khác

4.                  

POW4

Tôi rất quan trọng việc mình có thể làm một việc tốt hơn người khác

5.                  

POW5

Tôi muốn mình khác biệt trong nhiều khía cạnh cuộc sống

 

IND

Đề cao vai trò cá nhân

6.                  

IND1

Tôi thường ẩn mình hơn là hăng hái trong các nhóm tập thể

 

IND2

(LOẠI BIẾN)

7.                  

IND3

Tôi thích làm việc một mình hơn là làm việc nhóm

8.                  

IND4

Tôi thấy cần phải cân nhắc lợi ích của mình trước khi tính chuyện hy sinh vì tập thể

9.                  

IND5

Tôi thích mình được khích lệ cá nhân hơn là được vinh danh chung trong tập thể

 

LUA

Lạc quan trước những bất định

  1.  

LUA1

Tôi thường chấp nhận những bất định không thể lường trước

  1.  

LUA2

Tôi vô tư mỗi khi cần phải đưa ra một quyết định mang tính cảm xúc

  1.  

LUA3

Tôi vô tư mỗi khi cần phải đưa ra một quyết định ngay lập tức

  1.  

LUA4

Không phải lúc nào tôi cũng muốn hình dung kết quả rõ ràng trước khi bắt đầu

 

MAS

Mạnh mẽ, tham vọng, quyết đoán

 

MAS1

(LOẠI BIẾN)

  1.  

MAS2

Tôi cho rằng vật chất vẫn là quan trọng nhất trong các thước đo thành công

  1.  

MAS3

“Kiếm được nhiều tiền hơn” sẽ là một động lực quan trọng để tôi cố gắng làm việc

  1.  

MAS4

Tôi thấy mình cạnh tranh với bạn bè thường là vì muốn đạt nhiều thành tựu hơn họ

  1.  

MAS5

Tôi thực sự tin bản thân mình có thể tạo ra lợi nhuận nếu tôi khởi nghiệp

 

LTO

Hướng về mục tiêu dài hạn

  1.  

LTO1

Tôi có xu hướng từ bỏ niềm vui hôm nay để đạt được thành công trong tương lai

  1.  

LTO2

Tôi chuộng lên một kế hoạch rõ ràng hơn là làm tới đâu hay tới đó

  1.  

LTO3

Tôi thường kiên trì bất chấp phản đối một khi đã quyết làm một việc gì đó

 

LTO4

(LOẠI BIẾN)

 

IFR

Tự tháo khỏi những khuôn mẫu

  1.  

IFR1

Tôi thường dành thời gian cho những điều vui vẻ trong cuộc sống

  1.  

IFR2

Tôi cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình

  1.  

IFR3

Tôi thấy mình có quyền tự do lựa chọn những điều quan trọng trong cuộc sống

  1.  

IFR4

Tôi thấy mình có thể kiểm soát cuộc sống chính mình

 

SUN

Cảm nhận về sự ủng hộ của các chuẩn chủ quan

  1.  

SUN1

Tôi nghĩ là gia đình tôi sẽ ủng hộ nếu tôi thành lập một công ty trong tương lai

  1.  

SUN2

Tôi nghĩ là bạn bè sẽ ủng hộ nếu tôi thành lập một công ty trong tương lai

  1.  

SUN3

Tôi nghĩ là đồng nghiệp sẽ đồng hành nếu tôi thành lập một công ty trong tương lai

  1.  

SUN4

Tôi nghĩ chính quyền địa phương chỗ tôi có văn hóa khuyến khích khởi nghiệp

 

SUN5

(LOẠI BIẾN)

 

PBC

Tin tưởng nội tại vào khả năng kiểm soát quá trình

  1.  

PBC1

Tôi tin mình sẽ biết cách tìm ra nguồn lực nếu muốn khởi nghiệp

  1.  

PBC2

Tôi tin mình sẽ có đủ khả năng để tổ chức kinh doanh

  1.  

PBC3

Tôi tin mình sẽ biết cách tìm thông tin thị trường cho sản phẩm của tôi

  1.  

PBC4

Tôi tin mình sẽ biết cách duy trì phát triển một doanh nghiệp mới

  1.  

PBC5

Tôi tin mình sẽ biết cách quản lý và ứng phó với những rủi ro

 

EAT

Thái độ khởi nghiệp

  1.  

EAT1

Tôi nghĩ rằng khởi nghiệp cũng là một lựa chọn tốt cho sự nghiệp

  1.  

EAT2

Tôi nghĩ rằng khởi nghiệp là thách thức thú vị để đạt mục tiêu cuộc sống

  1.  

EAT3

Tôi nghĩ rằng trở thành doanh nhân có thể làm tôi hài lòng trong cuộc sống

  1.  

EAT4

Nếu có cơ hội về vốn tôi sẽ thành lập một doanh nghiệp để khởi nghiệp

  1.  

EAT5

Tôi thấy rằng khởi nghiệp sẽ có nhiều mặt lợi ích cho cuộc sống hơn là bất lợi

 

EIN

Ý định Khởi nghiệp

  1.  

EIN1

Tôi sẽ bắt đầu khởi nghiệp trong sau một số năm nếu có đủ điều kiện

  1.  

EIN2

Tôi nghĩ là tôi sẽ có những ý tưởng khả thi nếu bắt đầu kinh doanh

  1.  

EIN3

Tôi quan tâm đến việc sẽ thành lập một công ty riêng cho mình

  1.  

EIN4

Tôi có hoài bảo làm chủ một doanh nghiệp của riêng mình

Nguồn: Tác giả, 2024.

5. Kết luận và khuyến nghị

Bắt đầu bằng việc giới thiệu cơ sở lý thuyết cho mô hình, nghiên cứu đã thực hiện quy trình xây dựng và hiệu chỉnh thang đo dựa trên các nghiên cứu trước đây và tham vấn từ chuyên gia. Kết quả tham vấn chuyên gia cho thấy, thang đo cho các nhân tố văn hóa cấp cá nhân ở đây có những đặc thù nhất định so với những thang đo đã được lược khảo.

Nghiên cứu này cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm định giá trị tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố khám phá để xác định tính hợp lệ của các biến đo lường. Kết quả sau phân tích định lượng, mô hình còn lại 42 biến quan sát để đưa vào bảng câu hỏi khảo sát.

Nghiên cứu này mới thực hiện với số lượng mẫu n là 145 và cũng chỉ có 2 trường đại học đông sinh viên ngành Xây dựng trong Vùng được chọn. Vì thế, nghiên cứu đang còn giới hạn về cỡ mẫu và không gian địa lý; cần thực hiện và phân tích với dữ liệu lớn hơn, ở các địa phương khác nhau trong vùng ĐBSCL.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Tâm, V. M., & cộng sự. (2021). Đánh giá tác động các yếu tố hệ sinh thái khởi nghiệp đến hoạt động khởi nghiệp kinh doanh tại tỉnh Trà Vinh, Sở Khoa học và Công nghệ Trà Vinh.

2. Trọng, N. Đ., (2017). “Các yếu tố văn hóa cấp cá nhân ảnh hưởng gián tiếp lên ý định mua thuốc không toa tại Việt Nam”. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

3. Hùng, N. T., & cộng sự (2016). “Những nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh”. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Trà Vinh, Kinh tế - Xã hội.

4. Ajzen, I. (1987), “Attitudes, traits and actions: dispositional prediction of behaviour in personality and social psychology”, Advances in Experimental Social Psychology.

5. Autio, E., Keeley, và các cộng sự (2001). “Entrepreneurial Intent Among Students in Scandinavia and in the USA”. Enterprise and Innovation Management Studies, 2(2).

6. Hofstede, G. (2011). “Dimensionalizing cultures: The Hofstede model in context”. Online Readings in Psychology and Culture.

7. Krueger Jr, N. F., và các cộng sự (2000). Competing models of entrepreneurial intentions. Journal of Business Venturing.

8. Miranda, F. J., và các cộng sự (2017). “Academic entrepreneurship in Spanish universities: An analysis of the determinants of entrepreneurial intention”.

9. Moberg, K. (2014). Two approaches to entrepreneurship education: The different effects of education for and through entrepreneurship at the lower secondary level. The International Journal of Management Education.

10. Urban, B., & Ratsimanetrimanana, F. A. (2015). “Culture and entrepreneurial intentions of Madagascan ethnic groups”. Journal of Entrepreneurship in Emerging Economies.

11. Yoo, B., Donthu, N., & Lenartowicz, T. (2011). “Measuring Hofstede's five dimensions of cultural values at the individual level: Development and validation of CVSCALE”. Journal of International Consumer Marketing.

12. Liñán, F., & Chen, Y.-W. (2009). Development and cross-cultural application of a specific instrument to measure entrepreneurial intentions. Entrepreneurship Theory and Practice.

 

Developing a scale of individual-level cultural factors affecting entrepreneurial intentions of construction istudents through the mediation of entrepreneurial attitude in the Mekong Delta

Ph.D candidate LE ANH VAN1

Ph.D VU MINH TAM1

Ph.D TRUONG THI BE HAI1

1Tra Vinh University

ABSTRACT:

This study focused on developing a research scale to assess the individual cultural factors that influence the entrepreneurial intentions of construction students in the Mekong Delta through the mediation of entrepreneurial attitudes. Based on Hofstede's theory of planned behavior and cultural dimensions, previous studies, and expert consultation, the study identified and calibrated the research model. The study conducted quantitative and qualitative surveys, including scale reliability testing and exploratory factor analysis. The study’s results show that the proposed scale is highly reliable and meaningfully contributes to the research model. This study contributes to a better understanding of the influence of personal culture on the entrepreneurial process, especially in the context of higher education.

Keywords: research scale, research model, individual cultural values, entrepreneurial intention, entrepreneurial attitude.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 7 tháng 4 năm 2024]