Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại của công nhân trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

THS. BÙI VĂN THỤY1 - HOÀNG VŨ MỸ HẠNH2 - CHU THỊ KIỀU DƯƠNG2 (1Giảng viên, Trường Đại học Lạc Hồng - 2 Sinh viên, Trường Đại học Lạc Hồng)

TÓM TẮT:

Hiện nay nhu cầu vay vốn để trang trải cuộc sống của người công nhân ngày cao sau sự ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Đồng Nai là một trong các tỉnh có số lượng khu công nghiệp lớn nhất cả nước, do đó quy tụ một lượng lớn lao động chủ yếu tập trung tại Thành phố Biên Hòa (TP. Biên Hòa). Từ đó nhu cầu vốn của người lao động cũng gia tăng. Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tiêu dùng của công nhân trên địa bàn TP. Biên Hòa, nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, số liệu thu thập từ 354 công nhân đã, đang và có ý định vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại (NHTM). Kết quả cho thấy có 8 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tiêu dùng tại các NHTM của công nhân trên địa bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, gồm: Hình ảnh danh tiếng (HADT), Thủ tục vay vốn (TTVV), Ảnh hưởng xã hội (AHXH), Chất lượng dịch vụ (CLDV), Sự thuận tiện (STT), Chi phí và lãi suất (CPLS), Nhân viên ngân hàng (NVNH), Chính sách tín dụng (CSTD). Bên cạnh đó, nghiên cứu đưa ra các giải pháp giúp các NHTM tiếp cận và mở rộng thị trường khách hàng là công nhân vay tiêu dùng trong thời gian tới.

Từ khóa: quyết định, vay tiêu dùng, các yếu tố ảnh hưởng, ngân hàng thương mại, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

1. Đặt vấn đề

Hoạt động cho vay luôn là hoạt động trọng yếu của các NHTM, cũng như thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân. Trong giai đoạn trước, NHTM tập trung chủ yếu vào việc cho vay đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Hoạt động này tiềm ẩn rủi ro cao do đa số các khách hàng doanh nghiệp không có đầy đủ tài sản thế chấp, một số doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khối nhà nước không thích nghi kịp thời với xu hướng của thị trường, dẫn đến hiệu quả hoạt động kém, nguy cơ phá sản, giải thể, nguy cơ mất vốn của các ngân hàng khi đầu tư cho vay.

Thời gian gần đây, NHTM quan tâm hơn về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Việc cho vay đối tượng này thường giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng, do đa dạng hóa được danh mục cho vay, đa số các khách hàng đều có tài sản thế chấp đầy đủ.

Một trong sản phẩm dịch vụ mà khách hàng cá nhân quan tâm đó là vay tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay, số lượng công nhân tiếp cận NHTM vay tiêu dùng còn hạn chế. Do đó, việc thực hiện nghiên cứu này là điều cần thiết.

2. Cơ sở lý thuyết

2.1. Công nhân

Công nhân là một thuật ngữ vốn đã quá quen thuộc hiện nay. Tuy nhiên, cũng còn có nhiều người chưa hiểu rõ công nhân là gì? Công nhân là người lao động phổ thông, làm việc chủ yếu bằng chân tay, bán sức để kiếm tiền, thường đảm nhận những công việc đơn giản, có phần lặp đi lặp lại như khai thác - sản xuất -gia công - lắp ráp sản phẩm - vận hành máy… trong các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất, khu công nghiệp. Như vậy, nguồn thu nhập chính của công nhân chính là tiền lương, cũng là nguồn lực tài chính để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay, hạn mức cho vay đối với đối tượng khách hàng công nhân.

2.2. Vay tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là một trong các hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, trong đó các khoản vay được cấp cho cá nhân, hộ gia đình bởi ngân hàng hoặc các công ty tài chính để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của khách hàng. Tùy vào từng đối tượng khách hàng, mục đích vay, mức cho vay hay thời hạn cho vay,… tổ chức tín dụng có thể cho vay tiêu dùng có hoặc không có tài sản bảo đảm.

Hiện nay, cho vay tiêu dùng thường được khách hàng cá nhân, hộ gia đình sử dụng để tài trợ cho các chi phí như mua nhà, mua xe, giáo dục, y tế, du lịch,…

Cho vay tiêu dùng thường có các đặc điểm sau: quy mô của từng hợp đồng vay thường nhỏ dẫn đến chi phí tổ chức cho vay cao; cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm theo chu kỳ; nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng hầu như ít phụ thuộc vào lãi suất; nguồn trả nợ có thể biến động lớn; đặc tính khách hàng khó xác định và đo lường.

2.3. Các lý thuyết nền

Hiện nay có rất nhiều lý thuyết liên quan về hành vi, quyết định sử dụng sản phẩm, sử dụng dịch vụ của người tiêu dùng vận dụng trong phân tích hành vi khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, như: Lý thuyết hành động hợp lý (TRA), Lý thuyết thúc đẩy (MM), Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), Lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB), Lý thuyết phổ biến sự đổi mới (IDT), Lý thuyết nhận thức xã hội (SCT).

2.4. Các nghiên cứu trước đây

Trong lựa chọn ngân hàng sử dụng dịch vụ, quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện, tiêu biểu như: Apena Hedayatnia (2011), Christos và cộng sự (2012), Hameedah Sayani và cộng sự (2013), M.Sughana,  P.Sheela (2020), Muhammad Yar Khan và cộng sự (2020), Nguyễn Thế Doanh (2017), Phan Thị Út Châu và cộng sự (2020), Nguyễn Tiến Lên và cộng sự (2020). Ngoài ra, còn có rất nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên mỗi nghiên cứu đều đứng dưới góc độ nghiên cứu khác nhau và nhận định đưa ra cũng khác nhau. Nghiên cứu này được kế thừa kết quả nghiên cứu trước đây, cũng như tình hình thực tế vay tiêu dùng của công nhân trên địa bàn TP. Biên Hòa, từ đó đưa ra nhận định riêng của mình về vấn đề nghiên cứu.

2.5. Mô hình nghiên cứu

Căn cứ vào các lý thuyết nền, căn cứ vào kết quả các nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố, nhóm đề xuất mô hình nghiên cứu như Hình 1.

3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm xác định và phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tiêu dùng tại các NHTM của CN trên địa bàn TP. Biên Hòa. Nghiên cứu phân tích dữ liệu thu thập từ 354 công nhân trên địa bàn đã, đang và có ý định vay tiêu dùng tại các NHTTM trên điạ bàn TP. Biên Hòa. Dữ liệu thu thập được tổng hợp, phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích EFA, phân tích hồi quy Binary Logistic. Đây chính là cơ sở nhóm nghiên cứu đưa ra các giải pháp giúp NHTM trên địa bàn TP. Biên Hòa phát triển, mở rộng đối tượng khách hàng công nhân vay tiêu dùng trong thời gian tới.

4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Phân tích nhân tố EFA

Phân tích EFA được thực hiện và cho ra kết quả như Bảng 1.

Bảng 1. Kiểm định KMO and Bartlett's

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

0.856

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square

8618.410

df

496

Sig.

0.000

                                              Nguồn: Phân tích số liệu của nhóm tác giả

Bảng 1 cho thấy, Hệ số KMO = 0.856 lớn hơn 0.5 và Sig. = 0.000 nhỏ hơn 5% nên dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp.

Ngoài ra, kết quả EFA cũng cho thấy, tổng phương sai trích = 76.179% lớn hơn 50%, điều này chứng tỏ 76.179% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 8 yếu tố được đo lường thông qua 32 câu hỏi thang đo.

4.2. Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha

Kiểm định Cronbach’s Alpha được thực hiện nhằm kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Kết quả cho thấy các biến thang đo các yếu tố đều có Corrected Item Total Correlation > 0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha > 0.7, có nghĩa rằng 32 biến thang đo đại diện cho 8 yếu tố hoàn toàn phù hợp.

Bảng 2. Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha

Các yếu tố

Biến thang đo

Cronbach’s Alpha

Kết luận

Chất lượng dịch vụ

CLDV3, CLDV1, CLDV4, CLDV2

0.891

Đạt

Sự thuận tiện

STT3, STT2, STT1

0.882

Đạt

Thủ tục vay vốn

TTVV3, TTVV2, TTVV1, TTVV4

0.792

Đạt

Chi phí lãi suất

CPLS1, CPLS3, CPLS2, CPLS5, CPLS4

0.880

Đạt

Chính sách tín dụng

CSTD1, CSTD2 , CSTD4, CSTD3

0.872

Đạt

Hình ảnh danh tiếng ngân hàng

HADT2, HADT1, HADT3, HADT4

0.896

Đạt

Nhân viên ngân hàng

NVNH1, NVNH2, NVNH3, NVNH4

0.881

Đạt

Ảnh hưởng xã hội

AHXH2, AHXH3, AHXH1, AHXH4

0.890

Đạt

                                              Nguồn: Phân tích số liệu của nhóm tác giả

4.3. Kết quả hồi quy và kiểm định

Phương pháp hồi quy Binary Logistic được sử dụng trong phân tích mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tiêu dùng tại các NHTM của công nhân trên địa bàn TP. Biên Hòa, kết quả như Bảng 3.

Bảng 3. Kết quả hồi quy Binary Logistic

 

B

S.E.

Wald

df

Sig.

Exp(B)

Step 1a

CLDV

1.529

.463

10.915

1

.001

4.614

STT

1.416

.545

6.744

1

.009

4.122

CSTD

1.050

.498

4.444

1

.035

2.858

TTVV

2.333

.640

13.274

1

.000

10.307

CPLS

1.345

.512

6.899

1

.009

3.840

HADT

3.643

.825

19.517

1

.000

38.194

AHXH

2.185

.565

14.948

1

.000

8.895

NVNH

1.238

.445

7.757

1

.005

3.450

Constant

-46.054

9.084

25.703

1

.000

.000

                                       Nguồn: Phân tích số liệu của nhóm tác giả

Phương trình được viết từ  kết quả Binary Logistic như sau:

Gõ lại công thức: P(QD = 1) / P(QD = 0) = -46.054 + 1.529 * CLDV + 1.416 * STT + 1.050 * CSTD + 2.333 * TTVV + 1.345 * CPLS + 3.643 * HADT + 2.185 * AHXH + 1.238 * NVNH

Kết quả cho thấy 8 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tiêu dùng tại các NHTM của công nhân trên địa bàn TP. Biên Hòa được sắp xếp theo thứ tự tác động giảm dần, gồm: HADT, TTVV, AHXH, CLDV, STT, CPLS, NVNH, CSTD.

Kết quả trên cho thấy, mô hình nghiên cứu xây dựng được là hoàn toàn phù hợp. Ngoài ra, kết quả hồi quy cũng cho thấy độ chính xác dự báo của mô hình là 95.5%, như vậy mô hình nghiên cứu được xây dựng hoàn toàn phù hợp.

5. Kết luận

Từ kết quả hồi quy Binary Logistic cho thấy có 8 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay tiêu dùng tại các NHTM trên địa bàn TP. Biên Hòa. Đây chính là cơ sở để đề tài đề xuất giải pháp giúp NH thu hút và giữ chân khách hàng là công nhân vay tiêu dùng trong thời gian tới, cụ thể như sau: (i) NH cần tiếp tục nâng cao hình ảnh và danh tiếng của NH, như: không ngừng nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn nữa; Cải thiện và chú trọng những hình ảnh đặc trưng của ngân hàng; NH cần chú trọng và thực hiện các cam kết và uy tín trong mọi giao dịch với khách hàng; (ii) Nâng cao mức độ ảnh hưởng xã hội, NH cần phải giữ uy tín, hình ảnh của mình đối với khách hàng, đối tác chiến lược. NH cần thúc đẩy các chính sách chăm sóc khách hàng tới mọi KH thông qua các dịp như ngày sinh nhật, ngày lễ,… Đồng thời, NH cần mở rộng ký kết hợp tác với các doanh nghiệp để có nguồn khách hàng dồi dào; (iii) NH cần cải thiện và giảm bớt thủ tục vay vốn hơn, các thủ tục liên quan cần cung cấp minh bạch, công khai quy trình, thủ tục vay vốn đến KH, giúp KH chủ động thời gian và hoàn tất hồ sơ vay vốn được nhanh chóng nhất; (iv) NH cần có giải pháp mở rộng, nâng cấp phòng làm việc, phòng giao dịch và khu vực phụ trợ, giúp KH cảm thấy thoải mãi vàthuận tiện nhất khi giao dịch với NH; (v) NH cần không ngừng nỗ lực cải thiện CLDV hơn nữa như cải thiện, nâng cấp tiện ích sản phẩm, cung cấp thông tin kịp thời tới KH. Ngoài ra, NH luôn cam kết như bảo mật, thực hiện các giao dịch nhanh chóng, hiệu quả, hạn chế những sai sót, nếu xảy ra sai sót NH phải đảm bảo quyền lợi của KH. (vi) Bên cạnh đó, các NH cần chú trọng thực hiện các giải pháp khác để nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa dịch vụ cho vay tiêu dùng đến gần với khách hàng nói chung, tới công nhân nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2015). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức, TP. Hồ Chí Minh.
  2. Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội.
  3. Nguyễn Thị Thúy Loan, Lê Thị Thu Diễm, Tạ Minh Phú (2020). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại Vietinbank chi nhánh Trà Vinh. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, 4/2020.
  4. Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2010). Yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn ngân hàng của khách hàng cá nhân. Tạp chí Khoa học và Đào tạo ngân hàng, Số 103, Tháng 12/2010.
  5. Phan Việt Quân, Trần Anh Tuấn, Đinh Hoàng Tuấn Anh (2020). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại BIDV - Chi nhánh Bình Thuận. Tạp chí Công Thương, Số 19, tháng 8 năm 2020.
  6. Phan Thị Út Châu, Trần Kiều Nga, Nguyễn Đức Thanh, Nguyễn Huỳnh Thanh, Nguyễn Năng Phúc (2020). Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của khách hàng cá nhân tại BIDV - chi nhánh Hậu Giang. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển Kinh tế Trường Đại học Tây Đô, Số 10-2020.
  7. Apena Hedayatnia. (2011). Bank Selection Criteria in the Iranian Retail Banking Industry. International Journal of Business and Management, Canadian Center of Science and Education, 13(8), August 2018.
  8. Christos et al. (2012). Factor Affecting Customer’ Decision for Taking out Bank Loans: A Case of Greek Customer. Journal of Marketing Research & Case Studies, 9, 65-78.
  9. Hafeez Ur Rehman, Saima Ahmed (2008). An Empirical Analysis Of The Determinants Of Bank Selection In Pakistan: A Customer View. Pakistan Economic and Social Review, 46(2), 147-160.
  10. Sughana, P.Sheela (2021). Factors Influencing Customers Choice WhileFinalizing A Institution for Home Loans - A Case Study of Visakhapatnam City. International Journal of Multidisciplinary and Current Educational Research (IJMCER), 3, 192-201.
  11. Nur-E-Alam Siddique (2012). Bank Selection Influencing Factors: A Study on Customer Preferences with Reference to Rajshahi City. Asian Business Review, 1(1), September 2012, 80-90.

Analyzing the factors affecting the decision to get consumer loans from commercial banks of workers in Bien Hoa city, Dong Nai province

Master. Bui Van Thuy1

Hoang Vu My Hanh2

Chu Thi Kieu Duong2

1 Lecturer, Lac Hong University

2 Student, Lac Hong University

ABSTRACT:

The demand for loans of workers to pay living expenses is high under the impacts of COVID-19 pandemic. Dong Nai is one of the provinces with the largest number of industrial parks in Vietnam, and most workers live in Bien Hoa city. This study uses quantitative research methods to explore the factors affecting the decision to get consumer loans of workers in Bien Hoa city. The study surveys 354 workers who have got consumer loans or intend to get consumer loans from commercial banks. The study finds out that the decision of workers in Bien Hoa city to get consumer loans from commercial banks is affected by eight factors including: image of reputation, loan procedures, social influence, service quality, convenience, cost and interest rate, banking staff, and credit policy. Based on the study’s findings, some solutions are proposed to help commercial banks access and increase their market share in the consumer loan market in the coming time.

Keywords: decision, consumer loan, influencing factors, commerical banks.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 23 tháng 10  năm 2022]