Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành Quản trị nhân lực Trường Đại học Lao động - Xã hội, cơ sở II - Thành phố Hồ Chí Minh

DƯƠNG LÊ CẨM THÚY (Trường Đại học Lao động - Xã hội Cơ sở II - TP. Hố Chí Minh) - THS. NGUYỄN THỊ YẾN THU (Trường Đại học Lao động - Xã hộiCơ sở II  - TP. Hố Chí Minh)

TÓM TẮT:

Dựa trên phần mềm phân tích số liệu SPSS 23.0, nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành Quản trị nhân lực của Trường Đại học Lao động - Xã hội, Cơ sở II - TP. Hồ Chí Minh. Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 200 sinh viên từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 ngành Quản trị nhân lực.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 4 yếu tố ảnh hưởng đến Ý định khởi nghiệp của sinh viên, đó là: (1) Thái độ-cảm nhận, (2) Ý kiến người xung quanh, (3) Kinh nghiệm lãnh đạo, (4) Cảm nhận. Kết quả nghiên cứu đem lại một số hàm ý cho lãnh đạo Trường Đại học Lao động - Xã hội và gia đình sinh viên.

Từ khóa: Ý định khởi nghiệp, sinh viên, quản trị nhân lực, Trường Đại học Lao động - Xã hội Cơ sở II - TP. Hồ Chí Minh.

1. Đặt vấn đề

Hiện nay, tại Việt Nam, khởi nghiệp đang là một phong trào được giới trẻ mà chủ yếu trong đó là các bạn sinh viên rất quan tâm. Tại Trường Đại học Lao động - Xã hội, Cơ sở II - Thành phố Hồ Chí Minh, theo thống kê chưa đầy đủ, số lượng sinh viên ngành Quản trị nhân lực Trường đại học Lao động - Xã hội (CSII) tham gia khởi nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp so với sinh viên được đào tạo tại thành phố Hồ Chí Minh khoảng 3-5% tỷ lệ sinh viên khởi nghiệp trong tổng sinh viên các khóa (số liệu phòng Công tác sinh viên). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành Quản trị nhân lực Trường Đại học Lao động - Xã hội Cơ sở II. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành Quản trị nhân lực Trường Đại học Lao động - Xã hội, Cơ sở II - thành phố Hồ Chí Minh” hỗ trợ cho lãnh đạo Nhà trường nói chung và Khoa Quản lý nguồn nhân lực nói riêng nhằm nắm rõ được hành vi, mong muốn của sinh viên khi có ý định khởi nghiệp.

2. Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 2 phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp định lượng tiến hành dựa trên phỏng vấn chính thức thông qua bảng câu hỏi với số lượng 200  mẫu là sinh viên ngành Quản trị nhân lực từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 của Trường ĐH Lao động - Xã hội (CSII). Các bước Thống kê mô tả, Đánh giá sự tin cậy thang đo, Phân tích nhân tố khám phá EFA, Phân tích hồi quy bội được phân tích trên Excel và SPSS 23.0.

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo và giả thuyết

Phân tích Cronbach’s Alpha là một phân tích để kiểm định độ tin cậy của thang đo, dùng phương pháp này để loại bỏ các biến không phù hợp hay các biến rác nhằm tránh việc tạo ra yếu tố giả trong quá trình nghiên cứu và độ tin cậy của thang đo (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Qua kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo các biến độc lập có 31 biến quan sát đạt yêu cầu và sẽ được đưa vào để phân tích nhân tố EFA và thang đo các biến phụ thuộc có 6 biến quan sát đạt yêu cầu, biến YDKN1 không đạt yêu cầu và bị loại.

3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi phân tích Cronbach’s Alpha, tác giả đưa 31 biến quan sát của các biến độc lập và 6 biến quan sát của biến ý định khởi nghiệp (đã loại biến YDKN1) vào phân tích nhân tố EFA. Bằng phương pháp rút trích Principal compmant và phép quay Varimax, có 8 nhóm nhân tố được rút trích từ 29 biến quan sát. Hệ số tải nhân tố của các biến đều lớn hơn 0.5, ngoại trừ biến CNKT1, YKNXQ4. (Bảng 1)

Bảng 1. Kiểm định KMO và Bartlett’s của các biến độc lập

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

.826

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square

2966.897

df

465

Sig.

.000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s cho chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin khá cao (0.826> 0.5) và mức ý nghĩa bằng 0 (Sig = 0.000). Do đó, có thể kết luận phân tích nhân tố rất phù hợp với tập dữ liệu. (Bảng 2)

Bảng 2. Kết quả nhân tố EFA của thang đo biến phụ thuộc

STT

Biến quan sát

Nhân tố

1

1

YDKN5

.923

2

YDKN3

.913

3

YDKN4

.910

4

YDKN2

.910

5

YDKN6

.876

6

YDKN7

.844

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu, từ phụ lục 5

Bảng 3. Kiểm định KMO và Bartlett’s của biến phụ thuộc

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

.919

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square

1175.135

df

15

Sig.

.000

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu, từ phụ lục 5

Kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test cho chỉ số Kaiser-Meyer-Olkin khá cao (0.919 > 0.5) và mức ý nghĩa bằng 0 (Sig = 0.000). Do đó, có thể kết luận phân tích nhân tố rất phù hợp với tập dữ liệu. (Bảng 3)

3.3. Phân tích hồi quy

3.3.1. Phân tích ma trận tương quan

Dựa vào phân tích tương quan để xem xét mối tương quan tuyến tính giữa hai biến. Tác giả sử dụng hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Kết quả xem xét hệ số tương quan giữa các biến, ý định khởi nghiệp và các yếu tố khác đều có sự tương quan tuyến tính.

3.3.2. Phân tích hồi quy
3.3.2.1. Đánh giá độ phù hợp của mô hình

Để đánh giá độ phù hợp của mô hình trong phân tích mô hình hồi quy tuyến tính, ta dùng hệ số xác định R2 (R square). (Bảng 4)

Bảng 4. Hệ số xác định độ phù hợp của mô hình

Mô hình

R

R2

R2 hiệu chỉnh

Kiểm định F đối với mức độ thay đổi của R2

 
 

1

.801a

.642

.627

.46604

 

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Qua Bảng 4, hệ số R2 hiệu chỉnh là 0.627. Hệ số R2 hiệu chỉnh (0.627) nhỏ hơn R2 (0.642), vì vậy dùng hệ số R2 hiệu chỉnh để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình. Như vậy, mô hình giải thích được 62.7% tác động của các yếu tố đến Ý định khởi nghiệp của sinh viên.

3.3.2.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Bảng 5. ANOVAb

Mô hình

Tổng các độ lệch bình phương

df

Giá trị trung bình của các độ lệch bình phương

Kiểm định F

Sig.

1

Hồi quy

74.407

8

9.301

42.822

.000b

Phần dư

41.485

191

.217

 

 

Tổng cộng

115.891

199

 

 

 

a. Dependent Variable: YDKN

Trong bảng phân tích phương sai cho thấy trị số F có mức ý nghĩa với Sig. = 0.000 (<0.05) có nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế thu thập được và các biến đưa vào có ý nghĩa thống kê. (Bảng 5)

3.3.2.3. Ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong mô hình

Các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc. Các hệ số Beta trong mô hình hồi quy nói lên mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. (Bảng 6)

Bảng 6. Kết quả phân tích hồi quy của mô hình

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa

t

Mức ý nghĩa Sig.

Thống kê đa cộng tuyến

B

Sai số chuẩn

Beta

Tolerance

VIF

1

(Constant)

-.415

.287

 

-1.445

.150

 

 

CN

.178

.069

.149

2.569

.011

.561

1.783

KNLD

.147

.040

.190

3.673

.000

.703

1.423

YKNXQ

.175

.048

.203

3.605

.000

.592

1.690

KNKD

.047

.043

.058

1.080

.281

.661

1.513

MTDH

-.024

.054

-.021

-.442

.659

.854

1.171

TDSV

.095

.056

.087

1.688

.093

.698

1.433

NV

.055

.048

.058

1.160

.248

.743

1.346

 

TDCN

.453

.061

.457

7.392

.000

.489

2.043

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy 4 yếu tố đều bị loại khỏi mô hình vì có mức ý nghĩa Sig > 0.05: Kinh nghiệm kinh doanh thương mại có ý nghĩa thống kê Sig = 0.281, Môi trường giáo dục đại học có ý nghĩa thống kê Sig = 0.659, Thái độ sinh viên có ý nghĩa thống kê Sig = 0.093, Nguồn vốn có ý nghĩa thống kê Sig = 0.248; 4 yếu tố: Thái độ-cảm nhận; Ý kiến người xung quanh; Kinh nghiệm lãnh đạo; Cảm nhận có ảnh hưởng đến Ý định khởi nghiệp của sinh viên vì các yếu tố có mức ý nghĩa Sig < 0.05.

Ngoài ra, ta cũng thấy rằng, hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 10, chứng tỏ không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

Trong các yếu tố ảnh hưởng đến Ý định khởi nghiệp của sinh viên thì yếu tố Thái độ-cảm nhận có mức ảnh hưởng cao nhất (Beta = 0.457), tiếp theo là các yếu tố Ý kiến người xung quanh (Beta = 0.203), Kinh nghiệm lãnh đạo (Beta = 0.190), Cảm nhận (Beta = 0.149) có mức ảnh hưởng thấp nhất.

3.4. Kết luận

Qua kết quả phân tích thống kê mô tả, phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích tương quan và phân tích hồi quy, kết quả phân tích Cronbach’s Alpha để kiểm định thang đo:

- Thang đo các biến độc lập gồm 31 biến quan sát đạt yêu cầu, thang đo biến phụ thuộc Ý định khởi nghiệp có 6 biến quan sát đạt yêu cầu (loại biến YDKN1).

- Kết quả phân tích nhân tố EFA, có 8 nhóm nhân tố được rút trích từ 29 biến quan sát (đã loại 2 biến CNKT1, YKNXQ4).

- Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có 4 yếu tố ảnh hưởng đến Ý định khởi nghiệp của sinh viên đó là: (1) Thái độ-cảm nhận, (2) Ý kiến người xung quanh, (3) Kinh nghiệm lãnh đạo, (4) Cảm nhận

4. Hàm ý quản trị

Kết quả nghiên cứu có 4 yếu tố có ảnh hưởng đến Ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Lao động - Xã hội (CSII): (1) Thái độ-cảm nhận, (2) Ý kiến người xung quanh, (3) Kinh nghiệm lãnh đạo, (4) Cảm nhận.

- Thái độ đối với tinh thần kinh doanh là sự lựa chọn của sinh viên để tự lập làm việc chứ không phải làm việc trong một tổ chức. Thái độ, sự cảm nhận của sinh viên là điều quan trọng. Sinh viên phải thích, đam mê, có mục tiêu thì mới quyết tâm trở thành doanh nhân.

- Ý kiến người xung quanh là yếu tố có mức ảnh hưởng thứ hai đến Ý định khởi nghiệp của sinh viên. Phát hiện của nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người xung quanh chính những người trong gia đình, bạn bè (trong và ngoài trường), giảng viên,… có ảnh hưởng đến Ý định khởi nghiệp của sinh viên. Việc tiếp thu ý kiến của người xung quanh giúp sinh viên hoàn thiện ý tưởng của mình, bổ sung, điều chỉnh những điều chưa hợp lý. Quan trọng nhất, đó là sự ủng hộ đối với ý tưởng của mình.

- “Kinh nghiệm” cũng là một yếu tố quan trọng để khởi nghiệp. Ngay cả những người đã thành công, họ sẽ vẫn không ngừng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Cho nên, sinh viên hãy cố gắng tích lũy kinh nghiệm trước khi bắt đầu làm, có thể học hỏi từ những người đi trước, những người đã thành công. Đó sẽ là cách tránh và giảm bớt những rủi ro. Trong nghiên cứu này, kinh nghiệm lãnh đạo là yếu tố có ảnh hưởng đến Ý định khởi nghiệp của sinh viên. Kinh nghiệm có thể từ các vị trí quản lý trong lớp học, quản lý hội, đội nhóm,… Vì vậy, ngoài việc được phân công, sinh viên cần tích cực trong các hoạt động của nhà trường và hoạt động cá nhân tham gia, chủ động tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

- Về phía nhà trường: Nhà trường và tổ chức Đoàn, Hội cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của sinh viên đối với hoạt động khởi nghiệp, chú trọng truyền thông trên các kênh sinh viên thường tiếp cận và tương tác, trong đó có cả mạng xã hội. Tổ chức các buổi tư vấn, tọa đàm, thảo luận nội dung về tinh thần kinh doanh, giao lưu với doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực khởi nghiệp nhằm thu hút sự quan tâm và bổ sung các thông tin, kiến thức bổ ích, giúp sinh viên có thêm kiến thức kỹ năng làm tiền đề cho quá trình làm việc sau này. Tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận khoa học công nghệ, thiết lập các kênh thông tin, hỗ trợ, nhằm giải đáp, tư vấn các vấn đề sinh viên có thể gặp phải khi khởi nghiệp, cũng như chia sẻ thêm: kỹ năng, kinh nghiệm lãnh đạo, ý tưởng kinh doanh... Quan tâm thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp trong số sinh viên để đạt được ba mục tiêu: sinh viên đam mê hơn trở thành một doanh nhân; có kỹ năng và tâm lý để phát triển kế hoạch kinh doanh tốt hơn và có hành vi tích cực đối với tinh thần kinh doanh.

- Về phía gia đình của sinh viên: Kết quả nghiên cứu, yếu tố Ý kiến người xung quanh (người thân trong gia đình) có ảnh hưởng đến Ý định khởi nghiệp của sinh viên. Gia đình cần ủng hộ sinh viên trong những quan điểm mới, đột phá. Tạo điều kiện về vật chất và tinh thần, đồng thời luôn đồng hành, động viên các bạn trong quá trình khởi nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tài liệu Tiếng Việt

  1. Đinh Kiệm (2016), Khỏi nghiệp đối với sinh viên phân tích từ một nghiên cứu pilot về khả năng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên Trường Đại học Lao động - Xã hội (Cơ sở II) tại Tp. Hồ Chí Minh, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế về khởi nghiệp, Trang 30-33.
  2. Đỗ Thị Hoa Liên (2016), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Lao động - Xã hội (Cơ sở Tp. Hồ Chí Minh), Tạp chí Khoa học Yersin, Tr.44-53.
  3. Hoàng Thị Thương (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Lao động =- Xã hội, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh.
  4. Nguyễn Đình Thọ (2012), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
  5. Nguyễn Ngọc Huyền, Ngô Thị Việt Nga (2016), Giáo trình Khởi sự kinh doanh. NXB Kinh tế Quốc Dân.

Tài liệu nước ngoài

1. Audretsch, D. B., Keilbach, M. C., & Lehmann, E. E. (2006). Entrepreneurship and economic growth. Oxford: Oxford University. 10.1093.

2. Gaddam S. (2008). Identifying the Relationship Between Behavioral Motives and Entrepreneurial Intentions: An Empirical Study Based on the Perceptions of Business Management Students. The Icfalan of Management Research, 7(5), 35 - 55.

3. Kolvereid, L. (1996). Organizational employment versus self-employment: Reasons for career choice intentions. Entrepreneurship: Theory and Practice, 20(3), 23-32.

Factors affecting the start-up intention of human resource management students studying at the University of Labour and Social Affairs (ULSA) – Ho Chi Minh City Campus

            Master. Duong Le Cam Thuy

University of Labour and Social Affairs (ULSA) - Ho Chi Minh City Campus

Master. Nguyen Thi Yen Thu

University of Labour and Social Affairs (ULSA) - Ho Chi Minh City Campus      

ABSTRACT:

By using the statistical software SPSS 23.0, this study aims to explore factors that influence the start-up intentions of human resource management students studying at the University of Labour and Social Affairs (ULSA) – Ho Chi Minh City Campus. This study’s data sets were collected from 200 students from year 2 to year 4 studying in Human Resource Management of tthe ULSA.

The study’s regression analysis show that there are 4 factors affecting the entrepreneurship of students including (1) Attitude, (2) Others’ opinions, (3) Leadership experience, and (4) Feeling. This study is expected to present some implications for the leaders of the ULSA and students' families.

Keywords: Start-up intentions, students, human resource management, University of Labour and Social Affairs – Ho Chi Minh City Campus.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 26, tháng 11 năm 2020]