TÓM TẮT:
Phát triển thể dục thể thao (TDTT) trường học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bài viết nghiên cứu, đánh giá hiệu quả biện pháp nâng cao chất lượng của CLB cầu lông trong hoạt động ngoại khóa TDTT tại Trường Đại học Công đoàn. Nghiên cứu sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm, nhằm kiểm nghiệm hiệu quả thực tiễn của các giải pháp. Thời gian thực nghiệm được tiến hành trong một năm học. Tổ chức thực nghiệm được tiến hành theo hình thức thực nghiệm song song (nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng).
Từ khóa: Chất lượng hoạt động, câu lạc bộ cầu lông, hoạt động ngoại khóa, thể dục thể thao, sinh viên.
1. Đặt vấn đề
Nhiệm vụ và mục tiêu của thể dục thể thao (TDTT) trường học là nâng cao sức khỏe, đảm bảo sự phát triển cơ thể bình thường của học sinh, sinh viên; phát triển các tố chất thể lực và kỹ năng vận động cơ bản của con người; hình thành thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và rèn luyện đạo đức ý chí cho người học.
Do đặc thù chuyên ngành đào tạo của Trường Đại học Công đoàn, số lượng nữ cán bộ viên chức, sinh viên chiếm tỷ lệ rất lớn. Điều đó đòi hỏi Nhà trường phải có chương trình, kế hoạch giảng dạy, rèn luyện, tổ chức và tham gia các hoạt động giáo dục thể chất (GDTC) thích hợp.
Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động TDTT không ngừng được tăng cường và hoàn thiện. Tuy nhiên, do phải đáp ứng các yêu cầu sử dụng vào nhiều công việc khác, đã làm hạn chế thời lượng sử dụng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động TDTT.
Trong những năm qua, Trường Đại học Công đoàn đã phục vụ tốt nhiệm vụ giảng dạy chính khóa môn Thể dục, đồng thời Nhà trường cùng Ban Chấp hành Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên cũng đã tổ chức tốt một số hoạt động thể thao ngoại khóa dưới dạng Câu lạc bộ TDTT như: CLB Bóng đá, CLB Bóng chuyền, CLB Cầu lông, CLB Bóng rổ. Tuy nhiên, các CLB này được thành lập và tổ chức vận hành với nhiều loại hình khác nhau. Đặc biệt, CLB Cầu lông chỉ hoạt động mang tính chất tự phát, nhỏ lẻ nên việc thu hút số lượng sinh viên tham gia tập luyện không nhiều và không thường xuyên. Vấn đề đặt ra là, Nhà trường cần lựa chọn các biện pháp phát triển CLB thể thao cho sinh viên hoạt động có quy mô, có định hướng.
Xuất phát từ những thực trạng nêu trên, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của CLB cầu lông trong hoạt động ngoại khóa TDTT của sinh viên Trường Đại học Công đoàn”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của CLB Cầu lông sinh viên Trường Đại học Công đoàn trong thời gian tới.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động CLB Cầu lông sinh viên Trường Đại học Công đoàn.
Khách thể nghiên cứu
- Sinh viên năm thứ hai của Trường và 50 sinh viên trong đội tuyển Cầu lông Trường Đại học Công đoàn.
- 29 cán bộ giảng viên của Trường Đại học Công đoàn.
- Hoạt động TDTT ngoại khóa của Trường Đại học Công đoàn.
4. Đánh giá hiệu quả của giải pháp đã lựa chọn trên đối tượng nghiên cứu
4.1. Đối tượng thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm của đề tài lựa chọn gồm 50 sinh viên (25 sinh viên nữ và 25 sinh viên nam) thuộc Khoa Quản trị kinh doanh và 50 sinh viên (25 sinh viên nữ và 25 sinh viên nam) thuộc Khoa Luật. Các đối tượng này đang tham gia sinh hoạt ngoại khóa tại CLB Cầu lông sinh viên của Trường mà đề tài xây dựng; được tham gia các lớp năng khiếu, đội tuyển với các biện pháp, hình thức tổ chức, quản lý chặt chẽ cùng sự phối hợp đồng bộ của các đơn vị có liên quan trong Nhà trường.
4.2. Tổ chức thực nghiệm
Với mục đích nhằm nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa của CLB Cầu lông sinh viên, đề tài tiến hành tổ chức thực nghiệm và đánh giá kết quả trên 96 SV năm thứ hai của Trường Đại học Công đoàn. Đối tượng thực nghiệm nghiệm được chia làm 2 nhóm:
Nhóm 1: Là nhóm đối chứng gồm có 50SV (nữ 25 SV và 25 nam), thuộc chuyên ngành Khoa Quản trị kinh doanh.
Nhóm 2: Nhóm thực nghiệm của đề tài lựa chọn là 50SV (nữ 25 SV và 25 nam), thuộc chuyên ngành Khoa Luật.
Cả hai nhóm này đều học tập theo tiến độ thực hiện chương trình GDTC nội khóa. Riêng nhóm thực nghiệm đang tham gia sinh hoạt ngoại khóa tại CLB Cầu lông sinh viên Trường Đại học Công đoàn, với các biện pháp, hình thức tổ chức, quản lý chặt chẽ cùng sự phối hợp đồng bộ của các đơn vị có liên quan trong Nhà trường, theo mô hình CLB Cầu lông.
Khi xác định hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của CLB Cầu lông cho sinh viên, đề tài căn cứ vào kết quả kiểm tra đánh giá theo nội dung tiêu chuẩn về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của CLB Cầu lông và số lượng thành viên tham gia sinh hoạt tại CLB.
Do điều kiện về thời gian và phạm vi nghiên cứu, tác động của cá nhân nên trong quá trình thực nghiệm, so với các biện pháp đã trình bày ở trên, đề tài chỉ tiến hành ứng dụng trong thực tiễn 3 biện pháp chính, bao gồm:
Biện pháp 1: Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền đến toàn bộ sinh viên Trường Đại học Công đoàn.
Biện pháp 2: Tăng cường cho sinh viên câu lạc bộ cầu lông Trường Đại học Công đoàn tham gia giao lưu, thi đấu trong và ngoài CLB.
Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch hoạt động của CLB cầu lông sinh viên Trường Đại học Công đoàn một cách khoa học.
5. Đánh giá hiệu quả các giải pháp đã lựa chọn trên đối tượng nghiên cứu
5.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm
Trước quá trình thực nghiệm, đề tài tiến hành kiểm tra ở cả 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm thông qua 5 test, kiểm tra theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực cho sinh viên. Các test được tiến hành theo một trình tự thống nhất. Kết quả kiểm tra của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng được trình bày ở Bảng 1.
Bảng 1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm của hai nhóm
đối chứng và nhóm thực nghiệm
TT |
Test |
Nhóm ĐC |
Nhóm TN |
T |
P |
x |
x |
||||
I |
NAM |
n=25 |
|||
1 |
Nằm ngửa gập bụng (lần) |
18.39 ± 4.71 |
18.23± 4.43 |
0.35 |
p>0.05 |
2 |
Bật xa tại chỗ (cm) |
205.82 ± 28.24 |
209.52± 26.61 |
0.41 |
p>0.05 |
3 |
Chạy 30m xpc (s) |
5.23 ± 0.47 |
5.17± 0.52 |
0.52 |
p>0.05 |
4 |
Chạy 5 phút tùy sức (m) |
1018.73 ± 68.79 |
1004.25±54.13 |
0.89 |
p>0.05 |
5 |
Chạy con thoi 4 x10m(s) |
11.83 ± 0.74 |
11.86±0.71 |
0.35 |
p>0.05 |
II |
NỮ |
n=25 |
|
|
|
1 |
Nằm ngửa gập bụng(lần) |
14.34±3.72 |
14.18±3.92 |
0.25 |
p>0.05 |
2 |
Bật xa tại chỗ (cm) |
153.36±10.26 |
154.83±8.89 |
0.56 |
p>0.05 |
3 |
Chạy 30m xpc (s) |
6.43±0.5 |
6.57±0.4 |
0.78 |
p>0.05 |
4 |
Chạy 5 phút tùy sức (m) |
874.23±47.68 |
879.2±48.56 |
0.75 |
p>0.05 |
5 |
Chạy con thoi 4 x10m(s) |
12.57±0.35 |
12.63±0.36 |
0.87 |
p>0.05 |
Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu về tố chất vận động ban đầu đựợc trình bày ở Bảng 1 cho thấy, sự khác biệt giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p > 0,05. Hay nói cách khác, chỉ tiêu về các tố chất vận động của đối tượng nghiên cứu giai đoạn trước thực nghiệm là tương đương nhau, không có sự khác biệt đáng kể.
5.2. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm
Sau khi áp dụng các giải pháp, tiếp tục tiến hành kiểm tra trình độ thể lực chung theo tiêu chuẩn đánh giá thể lực sinh viên ở cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng nhằm đánh giá hiệu quả của các giải pháp đã lựa chọn. Kết quả kiểm tra được trình bày như Bảng 2.
Bảng 2. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm giữa 2 nhóm
đối chứng và nhóm thực nghiệm
TT |
CÁC TEST KIỂM TRA |
Nhóm ĐC |
Nhóm TN |
t |
P |
x |
x |
||||
I |
NAM |
n =25 |
|||
1 |
Nằm ngửa gập bụng (lần) |
19.89± 2.92 |
22.27±2.04 |
3.55 |
p<0.05 |
2 |
Bật xa tại chỗ (cm) |
214.32± 20.56 |
227.18± 23.29 |
2.71 |
P<0.05 |
3 |
Chạy 30m xpc (s) |
5.09± 0.33 |
4.77± 0.5 |
2.91 |
p<0.05 |
4 |
Chạy 5 phút tùy sức (m) |
1035.92±73.7 |
1058.18±71.21 |
2.21 |
P<0.05 |
5 |
Chạy con thoi 4 x10m(s) |
10.9±0.91 |
10.54±0.78 |
2.11 |
p>0.05 |
II |
NỮ |
n =25 |
|
|
|
1 |
Nằm ngửa gập bụng(lần) |
15.24±4.45 |
17.76±5.34 |
2.55 |
p<0.05 |
2 |
Bật xa tại chỗ (cm) |
160.2±13.33 |
165.68±15.18 |
2.17 |
p<0.05 |
3 |
Chạy 30m xpc (s) |
6.23±0.56 |
5.89±0.51 |
2.48 |
p<0.05 |
4 |
Chạy 5 phút tùy sức (m) |
883.57±39.18 |
910.7±37.25 |
2.90 |
p<0.05 |
5 |
Chạy con thoi 4 x10m(s) |
12.45±0.32 |
12.28±0.31 |
2.05 |
p<0.05 |
Bảng 2 cho thấy, kết quả kiểm tra của nhóm thực nghiệm là cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng, thể hiện ttính > tbảng. Hay nói cách khác, các giải pháp mà nghiên cứu lựa chọn bước đầu đã thể hiện tính hiệu quả cao.
6. Kết quả kiểm chứng các giải pháp nâng cao hoạt động của CLB Cầu lông trong hoạt động ngoại khóa cho sinh viên Trường Đại học Công đoàn
Sau khi lựa chọn được các giải pháp, tiến hành xây dựng kế hoạch triển khai thông qua tổ bộ môn và trình Ban giám hiệu Nhà trường. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu cho phép phối hợp với các phòng, ban chức năng và tổ bộ môn để tiến hành triển khai các giải pháp bước đầu đã thu được như sau:
- Biện pháp 1: Xây dựng lại mô hình CLB Cầu lông hoàn thiện cho sinh viên Trường Đại học Công Đoàn.
- Biện pháp 2: Tăng cường nhận thức, khuyến khích sinh viên tham gia sinh hoạt tại CLB Cầu lông.
Bằng nhiều hình thức giáo dục như: Thông qua giờ học nội khóa, các buổi sinh hoạt CLB, các buổi hội thảo và các cuộc thi tìm hiểu về TDTT. Kết quả thu được sau khi áp dụng biện pháp cho thấy, tỷ lệ sinh viên tham gia sinh hoạt tại CLB Cầu lông đã tăng lên, các buổi sinh hoạt diễn ra sôi động hơn.
Sau khi triển khai giải pháp, CLB nhận được danh sách đăng ký tham gia sinh hoạt tại CLB Cầu lông một cách đông đảo của sinh viên khóa mới.
- Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng hoạt động của đội tuyển Cầu lông bằng cách có HLV và quản lý viên phụ trách.
Ban giám hiệu đã phân công cho Bộ môn thành lập đội tuyển Bóng rổ để tham gia tập luyện và thi đấu. Trên cơ sở này, Bộ môn đã xây dựng kế hoạch cũng như cử HLV có chuyên môn phụ trách CLB.
- Biện pháp 4: Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thể thao ngoại khóa và CLB Cầu lông.
Trong những năm vừa qua, Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường đã hết sức quan tâm tới công tác GDTC. Cụ thể, đã duyệt kinh phí cho Bộ môn GDTC mua sắm những trang thiết bị để phục vụ cho quá trình giảng dạy nội khóa. Xem xét và đồng ý cho Bộ môn sửa sang lại một số sân bãi để phục vụ cho hoạt động ngoại khóa tại Trường. Đặc biệt, đã phê duyệt cho CLB Cầu lông xây dựng mới 3 sân cầu lông trong khuôn viên ký túc xá.
Đây cũng là yếu tố hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của CLB Cầu lông tại Trường Đại học Công đoàn nói riêng và phong trào tập luyện môn Cầu lông của sinh viên các trường bạn nói chung.
Bảng 3. Số lượng sân bãi, trang thiết bị phục vụ cho tập luyện thể thao ngoại khóa môn cầu lông tại Trường Đại học Công đoàn
TT |
Sân bãi tập luyện |
Số lượng sân bãi |
||
Trước TN |
Sau TN |
W% |
||
1 |
Nhà tập đa năng |
1 |
1 |
00 |
2 |
Sân cầu lông |
6 |
10 |
50.00 |
3 |
Cột cầu lông |
8 |
12 |
40.00 |
4 |
Lưới cầu lông |
10 |
12 |
18.18 |
5 |
Vợt cầu lông |
50 |
80 |
46.15 |
- Biện pháp 5: Tăng cường tổ chức các hoạt động thi đấu giao lưu, các giải truyền thống của Trường cũng như tham gia các giải Cầu lông sinh viên do Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như Trung ương Đoàn thanh niên phát động.
Nhằm phát triển phong trào tập luyện và thi đấu thể thao cho sinh viên, Nhà trường tổ chức giải thi đấu thể thao truyền thống theo định kỳ dự kiến vào ngày thành lập Trường 10/11/ 2013. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Nhà trường, hàng năm Bộ môn tổ chức các giải thể thao cho sinh viên năm thứ nhất như giải Cầu lông, bóng chuyền. Ngoài ra, CLB Cầu lông phối hợp với Bộ môn GDTC, Hội Sinh viên, Đoàn Thanh niên để tổ chức giải Cầu lông Đại học Công đoàn mở rộng được đánh giá rất cao và đưa giải vào chương trình hoạt động hàng năm.
Bên cạnh đó, Nhà trường cũng đã duyệt kế hoạch cho đội tuyển Cầu lông của Trường tham gia các giải: Sinh viên Hà Nội năm 2018, 2019.
Bảng 4. Số lượng các giải đấu thể thao và số lượng vận
động viên tham gia thi đấu trước và sau thực nghiệm
TT |
Giải thể thao |
Số lượng các giải |
Số lượng VĐV |
||||
Trước TN |
Sau TN |
W% |
Trước TN |
Sau TN |
W% |
||
1 |
Giao hữu cấp CLB |
2 |
6 |
100 |
22 |
36 |
48.28 |
2 |
Giao hữu cấp trường |
1 |
3 |
100 |
22 |
36 |
48.28 |
3 |
Giải cấp khoa |
1 |
3 |
100 |
40 |
112 |
94.7 |
4 |
Giải cấp Hội |
1 |
2 |
66.67 |
12 |
18 |
40 |
Bảng 4 cho thấy, số lượng giải thi đấu cầu lông của Trường Đại học Công đoàn cũng như số lượng vận động viên tăng. Với nhịp tăng trưởng từ 40 - 100% cho thấy, biện pháp mà nhóm tác giả lựa chọn và đưa vào thực nghiệm đã có hiệu quả rõ rệt.
7. Kết luận
Từ những nghiên cứu trên, nhóm tác giả đề xuất cho phép vận dụng đại trà cơ cấu quản lý CLB Cầu lông cùng các biện pháp vào tất cả các khóa học, nhằm nâng cao năng lực thể chất cho sinh viên cũng như nâng cao hơn nữa công tác GDTC của Nhà trường. Lãnh đạo Nhà trường cần quy định rõ trách nhiệm cho từng đơn vị cụ thể trong việc thực hiện các nội dung trong biện pháp đã nêu.
Ban giám hiệu Nhà trường và các đơn vị có liên quan cần thiết phải phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ giảng viên, sinh viên phù hợp về mặt thời gian, hỗ trợ về kinh phí cho cán bộ, các đơn vị để tham gia sinh hoạt CLB TT cũng như triển khai các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của CLB Cầu lông sinh viên Trường Đại học Công đoàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994), Văn bản chỉ đạo công tác giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), Chương trình mục tiêu cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục thể chất - sức khỏe, phát triển và bồi dưỡng nhân tài thể thao học sinh, sinh viên trong nhà trường các cấp giai đoạn 1995 - 2000 và đến 2005.
- Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền (1991), Lý luận và phương pháp thể thao trẻ, NXB Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh.
- Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, NXB Thể dục Thể thao, Hà Nội.
- Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê thể dục thể thao, NXB Thể dục Thể thao, Hà Nội.
- Phạm Đình Bẩm (2005) - Một số vấn đề cơ bản về quản lý Thể dục Thể thao - Tài liệu chuyên khảo dành cho học viên Cao học Thể dục Thể thao - NXB Thể dục Thể thao, Hà Nội.
Evaluating the effectiveness of measures to improve the performance of badminton clubs in organizing extracurricular sports activities for Trade Union University’s students
Hoang Van Chinh
Department of Gymnastics and Military
Trade Union University
ABSTRACT:
Developing physical training and sports at schools plays a key role in the human resource development for the industrialization and modernization process of Vietnam. This paper evaluates the effectiveness of measures to improve the performance of badminton clubs in organizing extracurricular sports activities for Trade Union University’s students. This paper was conducted by using the pedagogical experiment method to examine the practical effectiveness of the badminton club’s quality improvement solutions in organizing Trade Union University’s extracurricular sports activities. Experimental period is conducted during the school year and is organized in the form of parallel experiments with control groups.
Keywords: Quality, badminton club, extracurricular activities, sports, students.
[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 14, tháng 6 năm 2020]