Theo đó, thực hiện Công điện số 6851/CĐ-BCT ngày 8/9/2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường tại một số tỉnh, thành sau hậu quả của cơn bão số 3 (Bão Yagi) năm 2024; Công điện ngày 05/9/2024 về chủ động ứng phó cơn bão số 3 và Thông báo số 1863-TB-TU ngày 06/9/2024 Kết luận của Thường trực Thành Ủy Hà Nội về chủ động ứng phó với cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố tại Văn bản số 2960/UBND-KTN ngày 07/9/2024 về việc tập trung ứng phó bão số 3 và mưa lũ sau bão và Công văn số 2549/TCQLTT-VPTC ngày 06/9/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường.
Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản số 954/QLTTHN-NVTH ngày 09/9/2024 về việc triển khai Công điện số 6815/CĐ-BCT ngày 08/9/2024 của Bộ Công Thương; Quyết định số 415/QĐ-QLTTHN ngày 06/9/2024 về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bão lụt, thiên tai và ứng phó sự cố và Thông báo số 104/TB-QLTTHN ngày 06/9/2024 về việc phân công trách nhiệm các thanh niên Ban chỉ đạo phòng chống bão lụt, thiên tai và ứng phó sự cố như sau:
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt thực hiện các chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường; Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội và Cục Quản lý thị trường về tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường các tháng cuối năm 2024, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực giá, đầu cơ hàng hóa, tạo khan hiếm hàng hóa nhằm nâng giá, trục lợi bất hợp pháp; kiên quyết không để xảy ra tình trạng găm hàng, đẩy giá nhằm trục lợi; phối hợp đảm bảo ổn định thị trường, giá cả, cung - cầu các mặt hàng, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu trên địa bàn Thành phố.
Thứ hai, tăng cường công tác quản lý, theo dõi lĩnh vực địa bàn, thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin, giám sát phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của hàng hóa lưu thông trên thị trường nhất là đối với các mặt hàng lương thực thực phẩm, xăng dầu, hàng hóa thiết yếu và các mặt hàng, vật tư phục vụ sửa chữa công trình xây dựng, sửa chữa điện, điện tử, máy móc, thiết bị và đồ gia dụng.
Thứ ba, thường xuyên báo cáo, cập nhật tình hình thị trường; phân công lãnh đạo công chức Quản lý thị trường (trực 24/24) theo dõi, nắm bắt, giám sát để kịp thời phát hiện, kiểm tra, xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi lợi dụng thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do bão số 3 (Bão Yagi) gây ra để thu lời bất chính…
Thông tin về tình hình thị trường, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội cho biết, đến ngày 12/9/2024, tình hình thị trường trên địa bàn thành phố Hà Nội tương đối ổn định, không có biến động lớn. Hiện nay, do mực nước ở các sông như Sông Hồng, Sông Nhuệ,… đnag ở mức cao kèm theo mưa lớn kéo dài làm nhiều điểm trên tuyến phố nội đô của Thành phố Hà Nội ngập úng cục bộ, giao thông khó khăn.
Hệ thống bán lẻ và các chợ, nguồn cung hàng hóa thiết yếu vẫn cơ bản được đảm bảo để phục vụ người dân. Tuy nhiên, do tâm lý sợ ngập lụt mất điện cục bộ và nhu cầu mua sắm tích trữ của người dân tăng cao nhưng các cửa hàng siêu thị, trung tâm thương mại,… đã kịp thời bổ sung hàng hóa để phục vụ người dân.
Giá các mặt hàng rau, củ quả có tăng do mưa, ngập khiến rau bị hỏng và khó khăn trong công tác thu hoạch và vận chuyển. Tuy nhiên, các mặt hàng này đã được các siêu thị, chủ sạp chủ động điều chuyển từ nguồn hàng các tỉnh phía Nam để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người dân.
Về kết quả ứng trực và kiểm tra, kiểm soát thị trường, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội thông tin, trong ngày, các phòng, Đội Quản lý thị trường đã làm việc và thực hiện kiểm tra, kiểm soát thị trường. Các Đội Quản lý thị trường vẫn tiếp tục tăng cường công tác ứng trực, đảm bảo an toàn cơ sở vật chất.
Tại Công văn số 2549/TCQLTT-VPTC ngày 06/9/2924 của Tổng cục Quản lý thị trường, yêu cầu Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang… báo cáo nhanh về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường đảm bảo bình ổn giá cả hàng hóa, ngăn chặn tình trạng lợi dụng thiên tai để đầu cơ tích trữ, găm hàng, tăng giá bán bất hợp lý.
Theo đó, Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa trong đó tập trung kiểm tra hành vi niêm yết giá bán, bán hàng theo đúng giá niêm yết.