1. Cục Hải quan điều chỉnh mức thuế theo hướng dẫn của Tổ chức Hải quan thế giới;
2. Bộ Tài chính Ban hành Thông báo về việc miễn, giảm thuế suất theo thỏa thuận với các nước thành viên;
3. Bộ Thương mại ban hành hướng dẫn cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho phép các doanh nghiệp thương mại và xuất khẩu Thái Lan được hưởng lợi từ RCEP;
4. Bộ Ngoại giao ra thông báo tuân thủ các điều khoản và điều kiện nhập khẩu phụ tùng xe cơ giới. Ban Thư ký ASEAN phê chuẩn trong vòng 6 tháng để hiệp định có hiệu lực trong năm 2021.
Thỏa thuận RCEP cũng tập trung vào hợp tác nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp các doanh nghiệp và người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn để mua và bán các sản phẩm khác nhau. Đồng thời, thỏa thuận sẽ giúp giảm thiểu tác động của dịch Covid-19 cũng như giảm bớt các rào cản và thuận lợi hơn cho thương mại quốc tế. Các yếu tố trên sẽ giúp phục hồi nền kinh tế Thái Lan và thu hút thêm nhiều nhà đầu tư vào Thái Lan.
Theo thống kê, xuất khẩu nông sản của Thái Lan trong năm 2019 sang các nước RCEP đạt 25,2 tỷ USD, chiếm 62,2% tổng kim ngạch nông sản xuất khẩu của quốc gia Đông Nam Á này. Trong 5 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu nông sản của Thái Lan sang các nước RCEP đạt 10,8 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Hiệp định RCEP là một hiệp định thương mại tự do được đề xuất giữa 10 quốc gia thành viên của ASEAN và các đối tác của khối là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand nhằm mục đích thiết lập các quy tắc chung về thương mại điện tử, thương mại và sở hữu trí tuệ.
Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới này có quy mô 2,2 tỷ dân, chiếm khoảng 30% dân số thế giới và gần 30% GDP toàn cầu và khi được thực thi sẽ mang lại lợi ích kinh tế đáng kể cho tất cả các nước thành viên.
Về quy định liên quan đến tiến trình phê chuẩn của quốc hội, nếu một nửa số quốc gia thành viên RCEP (ít nhất sáu quốc gia ASEAN và bốn quốc gia không phải ASEAN) phê chuẩn hiệp định thì hiệp định sẽ được thực thi ngay lập tức.