Đánh giá Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Sơn La

ĐẶNG HUYỀN TRANG (Khoa Kinh tế - Trường Đại học Tây Bắc)

TÓM TẮT:

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng về Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP tỉnh Sơn La. Đặc biệt là tìm hiểu về những kết quả đạt được chương trình hành động, chính sách hỗ trợ, kết quả đạt được về hỗ trợ phát triển các sản phẩm mang tính đặc thù, có lợi thế của tỉnh Sơn La. Mặt khác tìm hiểu những hạn chế còn tồn tại để có các giải pháp tháo gỡ. Tỉnh Sơn La đã phê duyệt đề án thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh và ban hành các chính sách kèm theo để hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện.

Từ đó, năm 2019, Hội đồng đánh giá, xếp hạng cấp tỉnh các sản phẩm OCOP của tỉnh Sơn La đã phê duyệt 28 sản phẩm đạt từ 3-4 sao đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác và các hộ kinh doanh trên địa bàn 11 huyện, thành phố. Trong đó, có 9 sản phẩm xếp hạng 4 sao và 18 sản phẩm xếp hạng 3 sao. Tuy nhiên, chương trình được thực hiện chưa lâu, nên còn nhiều khó khăn, vướng mắc, khiến cho các đơn vị chưa chuẩn bị đủ các minh chứng để được đánh giá, xếp hạng.

Từ khóa: Mỗi xã một sản phẩm, nông nghiệp Sơn La.

1. Đặt vấn đề

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Trọng tâm của chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Trong chương trình này, Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.

Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam. Hết năm 2019, tỉnh Sơn La có 41/204 xã/phường đạt chuẩn nông thôn mới, có 163 mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu; 18 sản phẩm được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ và 1 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ tại nước ngoài. Năm 2019, giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu ước đạt 150 triệu USD, tăng 30,4% so với năm 2018.

Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển các sản phẩm OCOP, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018-2020 và tầm nhìn đến 2030 theo Quyết định số 1288/QĐ-UBND; ban hành Quyết định số 1467/QĐ-UBND ngày 25/6/2019 về phê duyệt danh mục làm điểm sản phẩm OCOP tỉnh năm 2019; Quyết định số 1720/QĐ-UBND ngày 10/7/2019 bổ sung sản phẩm điểm OCOP năm 2019. Quyết định số 3246/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Sơn La năm 2019.

son la
Chương trình OCOP tỉnh Sơn La tập trung vào phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của tỉnh theo chuỗi giá trị

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Chủ trương của tỉnh Sơn La

Trên quan điểm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Chương trình OCOP tỉnh Sơn La tập trung vào phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của tỉnh theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân thực hiện. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện, hỗ trợ các khâu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.

Sản phẩm tham gia chương trình là các sản phẩm có nguồn gốc từ địa phương hoặc được thuần hóa, đặc biệt là những sản phẩm mang tính đặc sản của vùng dựa trên các lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa,… của địa phương. Chủ thể thực hiện không giới hạn bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Mục tiêu cụ thể chương trình OCOP tỉnh Sơn La giai đoạn 2018 - 2020 được thể hiện qua Bảng 1.

Bảng 1. Mục tiêu cụ thể Chương trình OCOP tỉnh Sơn La

giai đoạn 2018-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

TT

Mục tiêu

ĐVT

Giai đoạn

2019-2020

2021-2030

1

Phát triển sản phẩm

1.1

Nâng cấp sản phẩm

 

 

3-5 sao quốc gia

Sản phẩm

 

-

3-5 sao cấp tỉnh

Sản phẩm

52

-

1.2

Phát triển mới sản phẩm đạt:

 

 

3-5 sao quốc gia

Sản phẩm

 

20-25

3-5 sao cấp tỉnh

Sản phẩm

30

100-120

2

Phát triển, củng cố tổ chức kinh tế

 

Tư vấn, hỗ trợ tái cơ cấu bộ máy

tổ chức

25-30

80-85

 

Số tổ chức kinh tế tham gia

tổ chức

≥12

 

3

Chủ thể thực hiện

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hợp tác xã

Tổ hợp tác

Hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh

                                                        Nguồn: [4] và tính toán của tác giả

Tỉnh Sơn La hiện có 200 sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc hữu vùng miền của Sơn La, trong đó có 18 sản phẩm nông sản được cấp văn bằng bảo hộ và đã có thương hiệu. Đây là lợi thế để phát triển thành sản phẩm OCOP của tỉnh Sơn La. Từ đó, mục tiêu tỉnh Sơn La đặt ra đến năm 2030 có 100-120 sản phẩm đạt sản phẩm xếp hạng 3-5 sao cấp tỉnh; 20-25 sản phẩm đạt 3-5 sao cấp quốc gia.

Toàn tỉnh có 452 doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (không tính đến các đơn vị dịch vụ nông nghiệp), chương trình dự kiến hỗ trợ 25-30 doanh nghiệp giai đoạn 2019-2020 và 80-85 tổ chức đến năm 2030.

2.2. Thực trạng sản phẩm OCOP tỉnh Sơn La

*Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh

UBND cấp huyện đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp huyện chuyển hồ sơ và mẫu sản phẩm đối với các sản phẩm đạt từ 50 đến 100 điểm để UBND cấp tỉnh thực hiện quy trình đánh giá sản phẩm OCOP cấp tỉnh theo quy trình sau: (Hình 1)

Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 3-5 sao có giá trị trong vòng 36 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành. Các chủ thể OCOP có thể đăng ký để được đánh giá, phân hạng, nâng hạng sản phẩm thường xuyên căn cứ vào kế hoạch của địa phương.

yen chau

Yên Châu có 6 sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng 3 và 4 sao.

*Về số lượng sản phẩm

Với 30 sản phẩm tham gia chương trình OCOP đã được hội đồng cấp huyện thông qua được đánh giá tại Hội đồng đánh giá cấp Tỉnh. Trong đó, có 28 sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh được Hội đồng đánh giá chấm hạng đạt từ 50 điểm trở lên. 9 sản phẩm được xếp hạng 4 sao cấp tỉnh chiếm 30% với số điểm trung bình 72,125 điểm; 19 sản phẩm được xếp hạng 3 sao cấp tỉnh đạt 63,3% với số điểm trung bình 64,816 điểm; 2 sản phẩm chưa đạt xếp hạng sao cấp tỉnh chiếm 6,7% với số điểm 45 điểm, các sản phẩm này được tiếp tục nâng cấp để được đánh giá ở mức độ cao hơn vào năm sau. (Bảng 2)

Bảng 2. Số lượng sản phẩm xếp hạng theo đánh giá của

Hội đồng OCOP cấp tỉnh của tỉnh Sơn La năm 2019

TT

Xếp hạng sao

Số sản phẩm

Tỷ trọng (%)

Điểm trung bình

1

4

9

30

72,125

2

3

19

63,3

64,816

3

Không đạt

2

6,7

45

 

Tổng số

30

100

 

                                                             Nguồn: [5] và tính toán của tác giả

So với mục tiêu của Đề án Chương trình OCOP tỉnh Sơn La giai đoạn 2018-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, năm 2019 đạt 28 sản phẩm xếp hạng 3-4 sao đạt được mục tiêu đề ra, tính đến hết năm 2020 có 52 sản phẩm đạt xếp hạng 3-5 sao cấp tỉnh. Trong 28 sản phẩm xếp hạng 3-4 sao cấp tỉnh Sơn La, năm 2019, có 24 sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm thực phẩm chiếm 85,7%, 3 sản phẩm thuộc nhóm đồ uống chiếm 10,7% và 1 sản phẩm thuộc ngành thảo dược chiếm 3,6% và chưa có sản phẩm thuộc các nhóm ngành thủ công nghĩ nghệ, vải - may mặc, dịch vụ nông thôn và bán hàng. Được thể hiện cụ thể qua Bảng 3.

Bảng 3. Sản phẩm đạt xếp hạng OCOP tỉnh Sơn La năm 2019

TT

Nhóm sản phẩm

Số lượng

Tỷ trọng (%)

Điểm TB

Xếp hạng

3 Sao

4 Sao

I

Nhóm sản phẩm thực phẩm

24

85,7

     

1

Nhóm thực phẩm tươi sống

0

 

     

2

Nhóm thực phẩm thô, sơ chế

2

8,3

69,125

2

 

3

Nhóm thực phẩm chế biến

16

66,7

     

3.1

Phân nhóm: đồ ăn nhanh

0

 

     

3.2

Phân nhóm: chế biến từ gạo, ngũ cốc

0

 

     

3.3

Phân nhóm chế biến từ rau, củ, quả, hạt

14

87,4

66,63

10

4

3.4

Phân nhóm chế biến từ thịt, trứng, sữa

1

6,3

64,625

1

0

3.5

Phân nhóm chế biến thuỷ, hải sản

1

6,3

72,75

0

1

4

Nhóm: Chè

5

20,8

     

4.1

Phân nhóm: chè tươi, chế biến

4

80

69,69

2

2

4.2

Phân nhóm các sản phẩm khác từ chè, trà

1

20

72

0

1

5

Nhóm: Cà phê, ca cao

1

4,2

75,625

0

1

II

Ngành Đồ uống

3

10,7

     

1

Nhóm: Đồ uống có cồn

3

 

62,125

3

0

III

Ngành Thảo dược

1

3,6

59,875

1

 

                                                         Nguồn: [1],[5] và tính toán của tác giả

Qua Bảng 3 ta thấy, trong nhóm sản phẩm thực phẩm chủ yếu là các sản phẩm chế biến chiếm 67,7% với chế biến từ rau, củ quả, hạt chiếm tới 87,4% số sản phẩm của sản phẩm chế biến và 1 sản phẩm chế biến từ thịt, trứng sữa; 1 sản phẩm chế biến từ thuỷ, hải sản; 5 sản phẩm thuộc nhóm chè chiếm 20,8% trong đó chè tươi, chè chế biến chiếm tới 4 sản phẩm.

nong san
Caption

*Về chủ thể OCOP

Các chủ thể tham gia OCOP tại tỉnh Sơn La đa dạng gồm các hợp tác xã, doanh nghiệp, hô kinh doanh, tổ hợp tác. Số lượng các chủ thể được thể hiện qua Bảng 4.

Bảng 4. Chủ thể tham gia OCOP tỉnh Sơn La năm 2019

TT

Chủ thể

Số chủ thể

Số sản phẩm

Tỷ trọng (%)

Điểm trung bình

1

Hhợp tác xã

12

23

76,67

67,165

4 sao

 

8

34,7

72,125

3 sao

 

14

60,9

64,816

Chưa đạt

 

1

4,3

45

2

Doanh nghiệp

1

1

3,33

71,375

4 sao

 

1

100

71,375

3 sao

 

0

 

 

3

Hộ kinh doanh

3

3

10

66,947

4 sao

 

0

 

 

3 sao

 

3

100

66,947

4

Tổ hợp tác

2

3

10

61,375

4 sao

 

0

 

 

3 sao

 

2

66,67

61,375

Chưa đạt

 

1

33,33

45

 

Tổng số

18

30

100

 

                                                           Nguồn: [5] và tính toán của tác giả

Qua Bảng 4 ta thấy, 23/30 sản phẩm đến từ 12 hợp tác xã chiếm 76,67% tổng số sản phẩm OCOP tỉnh Sơn La năm 2019. Trong đó, 8 sản phẩm xếp hạng 4 sao chiếm 34,7% trung bình 72,125 điểm, 14 sản phẩm xếp hạng 3 sao chiếm 60,9% với trung bình 64,816 điểm và 01 sản phẩm chưa đạt xếp hạng cấp tỉnh. Bên cạnh đó, đã có 01 sản phẩm của doanh nghiệp đạt xếp hạng sản phẩm 4 sao với điểm 71,375. Đã có 03 sản phẩm đến từ 03 hộ kinh doanh và 3 sản phẩm đến từ 2 tổ hợp tác đạt xếp hạng sản phẩm 3 sao cấp tỉnh. Từ kết quả trên cho thấy, các chủ thể tham gia OCOP tỉnh Sơn La tương đối đa dạng.

 

*Về địa phương tham gia OCOP

Thực hiện chương trình mỗi xã 1 sản phẩm đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên thời gian đầu còn nhiều khó khăn, vướng mắc nên các sản phẩm thực hiện chủ yếu là các sản phẩm được cấp kinh phí làm điểm tại địa phương. Chương trình được trải dài thực hiện tại 11/11 huyện và thành phố của tỉnh Sơn La với 30 sản phẩm đạt trên 50 điểm, do hội đồng cấp huyện đánh giá. Số lượng sản phẩm cụ thể như Bảng 5.

 Bảng 5. Số lượng chủ thể, sản phẩm tham gia OCOP phân theo địa phương tỉnh Sơn La

TT

Huyện

Số chủ thể

Số sản phẩm

Hạng 3 sao

Hạng 4 sao

1

Huyện Quỳnh Nhai

1

1

0

1

2

Huyện Bắc Yên

2

2

1

1

3

Huyện Sốp cộp

1

1

1

0

4

Huyện Yên Châu

2

2

2

0

5

Huyện Mộc Châu

3

12

8

4

6

Huyện Sông Mã

2

3

1

0

7

Huyện Phù Yên

1

2

2

0

8

Thành phố Sơn La

3

4

2

2

9

Huyện Thuận Châu

1

1

0

1

10

Huyện Mường La

1

1

1

0

11

Huyện Mai Sơn

1

1

1

0

 

Tổng

18

30

19

9

                                                               Nguồn: [5] và tính toán của tác giả

Qua Bảng 5 ta thấy, cơ bản mỗi huyện có tối thiểu 01 sản phẩm OCOP đạt xếp hạng 3-4 sao cấp tỉnh. Đặc biệt tại huyện Mộc châu có 03 chủ thể tham gia với 12 sản phẩm trong đó 4 sản phẩm được xếp hạng 4 sao và 8 sản phẩm được xếp hạng 3 sao. Cụ thể, Hợp tác xã dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5 tham gia 5 sản phẩm với 3 sản phẩm được xếp hạng 4 sao và 2 sản phẩm xếp hạng 3 sao; Hợp tác xã Quyết Thanh tham gia 4 sản phẩm tương ứng 1 đạt 4 sao và 3 đạt 3 sao. Bên cạnh huyện Mộc Châu, thành phố Sơn La với 03 chủ thể gồm 01 HTX và 02 hộ kinh doanh tham gia 04 sản phẩm, trong đó 02 đạt 4 sao và 02 đạt 3 sao cấp tỉnh.

son la 2
Chương trình mỗi xã một sản phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm mang tính đặc trưng vùng miền có lợi thế so sánh

*Về hoạt động xúc tiến thương mại

Nhằm hỗ trợ các tổ chức, sản phẩm OCOP tỉnh Sơn La, công tác xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, kết nối thị trường cụ thể: tổ chức tham gia gian hàng tại Hội chợ tổ chức ở tỉnh Vĩnh Phúc; tham gia Hội chợ và Diễn đàn kết nối mạng lưới OCOP toàn cầu và Hội chợ quốc tế OCOP năm 2019 tại TP. Hồ Chí Minh; Tham gia trưng bày giới thiệu các mặt hàng phát triển OCOP tại Hội nghị tổng kết các tỉnh miền núi phía Bắc tại tỉnh Hòa Bình; Tham gia gian hàng tại Hội nghị tổng kết 10 năm nông thôn mới toàn quốc tại tỉnh Nam Định.

3. Kết luận

Chương trình mỗi xã một sản phẩm là chương trình phát triển kinh tế nông thôn trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương, nhằm tạo ra các sản phẩm mang tính đặc trưng vùng miền có lợi thế so sánh, có giá trị kinh tế thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa đảm bảo chất lượng, có nhãn mác và thương hiệu đáp ứng yêu cầu thị trường vươn ra ngoài phạm vi địa phương.

Chương trình OCOP được thực hiện với nhiều hoạt động hỗ trợ các chủ thể như tổ chức các lớp tập huấn; hỗ trợ đánh giá sản phẩm; tạo điều kiện để các chủ thể giới thiệu sản phẩm địa phương tại vào các Hội trợ trên toàn quốc; tăng cường công tác xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm; củng cố các tổ chức kinh tế trong  toàn tỉnh;

Đặc biệt, HĐND, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành các chính sách, cơ chế hỗ trợ triển khai chương trình OCOP như: Nghị quyết số 76/NQ-HĐND ngày 4/4/2018 về quy định mức hỗ trợ cụ thể từ ngân sách nhà nước cho một số nội dung thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới;  Quyết định số 1347/QĐ-UBND ngày 12/6/2018 về ban hành danh mục các sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La; Quyết định số 1078/QĐ-UBND ngày 13/5/2019 về ban hành kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lưc của tỉnh Sơn La; Quyết định số 490/QĐ-UBND ngày 28/2/2019 về ban hành phương án hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp theo hướng sản xuất hữu cơ trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2019-2020;…

Chương trình OCOP được thực hiện từ năm 2018, thời gian thực hiện chưa lâu nên các cấp, các ngành chưa có nhiều kinh nghiệp trong tổ chức triển khai thực hiện, hệ thống văn bản hướng dẫn từ Trung ương, và các tỉnh chưa thực sự đầy đủ nên quá trình triển khai còn nhiều lúng túng. Mặt khác, trình độ phát triển của các tổ chức kinh tế tại tỉnh Sơn La còn nhiều yếu kém trong Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 còn mới nên nhiều tổ chức, cá nhân có sản phẩm tham gia chương trình không kịp thu thập các minh chứng để đánh giá, xếp hạng sản phẩm. Do vậy, một số sản phẩm đã đăng ký nhưng không đảm bảo hồ sơ theo tiêu chí để đánh giá, xếp hạng sản phẩm.

Các chủ thể tham gia OCOP mới chỉ dừng lại ở các chủ thể có sản phẩm được lựa chọn sản phẩm làm điểm của tỉnh, huyện chứ chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của đơn vị mình. Thực trạng trên cho thấy, các tổ chức kinh tế trên địa bàn tỉnh Sơn La đang chủ yếu tập trung vào hoạt động sản xuất chứ chưa có tầm nhìn chiến lược trong xây dựng thương hiệu sản phẩm. Trong khi đó, giấy chứng nhận sản phẩm được đánh giá, xếp hạng do cấp có thẩm quyền ban hành có giá trị 36 tháng, những sản phẩm được xếp hạng càng cao ở các cấp cao (cấp tỉnh, trung ương) đồng nghĩa với việc sản phẩm đó thuận lợi hơn khi tham gia vào thị trường ngoài tỉnh. Vì vậy, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Sơn La cần tranh thủ tận dụng được các hỗ trợ của huyện, tỉnh trong phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Thủ tướng Chính phủ (2019), Quyết định số 1048/QĐ - TTg về việc ban hành Bộ Tiêu Chí đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình mỗi xã một sản phẩm, ban hành ngày 21/8/2019.
  2. UBND tỉnh Sơn La (2018), Quyết định số 1347/QĐ-UBND về ban hành danh mục các sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La, ban hành ngày 12/6/2018.
  3. UBND tỉnh Sơn La (2019), Quyết định số 1078/QĐ-UBND về ban hành kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm chủ lưc của tỉnh Sơn La, ban hành ngày 13/5/2019.
  4. UBND tỉnh Sơn La (2019), Quyết định số 1288/QĐ-UBND về Phê duyệt đề án Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tại tỉnh Sơn La. Ban hành ngày 5/6/2019.
  5. UBND tỉnh Sơn La (2019), Quyết định số 3246/QĐ-UBND về Phê duyệt kết quả đánh giá, xếp hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Sơn La năm 2019, ban hành ngày 30/12/2019.
  6. Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Sơn La (2019), Báo cáo kết quả thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Sơn La năm 2019, ban hành ngày 31/12/2019.