Các yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên trong các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu

Võ Thị Phương Hồng Hợp (Đại học Bạc Liêu)

TÓM TẮT

Nghiên cứu các yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên ở các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu có tầm quan trọng trong việc thu hút và giữ chân người tài. Nghiên cứu được thực hiện tại 20 công ty thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã phát hiện 07 yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên là: Cấp trên, Thu nhập, Thương hiệu, Cơ sở vật chất, Phúc lợi, Đánh giá công việc, Thời gian làm việc. Trong đó thu nhập và cơ sở vật chất là yếu tố có tác động mạnh nhất, tác động thấp nhất là yếu tố cấp trên.

Từ khóa: Động lực làm việc (Working motivation), nhân viên (employees), doanh nghiệp thủy sản (seafood enterprise).

1. Đặt vấn đề

Bạc Liêu có rất nhiều doanh nghiệp thủy sản được thành lập và chiếm số lượng khá lớn. Do đó, các doanh nghiệp thủy sản trong địa bàn tỉnh muốn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh tốt và mở rộng qui mô để có thể cạnh tranh thì đòi hỏi phải tạo được động lực làm việc càng cao cho nhân viên. Mặt khác, thực tế trong các doanh nghiệp thủy sản bên cạnh những nhân viên làm việc đạt hiệu quả thì cũng có một số nhân viên họ thường không đảm bảo chất lượng công việc. Vì vậy muốn giữ chân được nhân viên làm việc lâu dài thì doanh nghiệp phải tìm ra được những yếu tố tạo động lực làm việc của họ. Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích đánh giá yếu tố nào tạo động lực làm việc cho nhân viên trong các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu. Từ đó, giúp các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu đưa ra giải pháp tạo ra môi trường làm việc phù hợp cho nhân viên.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

    2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên trong các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng cả 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng: Dựa trên các tài liệu đã nghiên cứu của các chuyên gia và kế thừa các nghiên cứu khảo sát về động lực làm việc để rút ra các nhân tố cơ bản tạo động lực làm việc cho nhân viên trong các doanh nghiệp thủy sản tỉnh Bạc Liêu. Từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và chọn mẫu. Sử dụng các phân tích trên SPSS 20.0 như: Cronbach’s Alpha; Phân tích nhân tố khám phá EFA; Hồi quy tuyến tính.

Sau khi tìm hiểu nhiều nghiên cứu liên quan đến động lực làm việc của nhân viên, tác giả nhận thấy lý thuyết hai nhân tố của Herzberg, mô hình 10 nhân tố của Kovach, mô hình nghiên cứu của Boeve (2007) và mô hình nghiên cứu của Teck-Hong và Waheed (2011), Giao Hà Quỳnh Uyên ( 2015), Lưu Thị Bích Ngọc (2013) được sử dụng rất phổ biến trong các nghiên cứu về động lực làm việc. Đó sẽ là cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu.

mo hinh nghien cuu

3. Kết quả nghiên cứu 

3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Trong 244 mẫu khảo sát thì có 145 người nữ chiếm tỷ lệ là 59.4%; nam có 99 người chiếm tỷ lệ 40.6%. Ta thấy được tỷ lệ mẫu nữ cao hơn tỷ lệ mẫu nam không nhiều lắm.

3.2 Đánh giá thang đo bằng Cronbach’s alpha

     Qua kết quả phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ta thấy:

- Các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha>0.6. Kết quả đánh giá thang đo của 7 nhân tố như sau: Cấp trên gồm 5 biến quan sát là CT1, CT2, CT3, CT4, CT5; Thu nhập gồm 5 biến quan sát là TN1, TN2, TN3, TN4, TN5; Thương hiệu gồm 5 biến quan sát là TH1, TH2, TH3, TH4, TH5; Cơ sở vật chất có 2 biến là CSVC4, CSVC5 bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu, thang đo CSVC còn lại 3 biến quan sát là CSVC1, CSVC2, CSVC3; Phúc lợi gồm 5 biến quan sát là PL1. PL2, PL3, PL4, PL5;  Đánh giá công việc: gồm 5 biến quan sát là DGCV1, DGCV2, DGCV3, DGCV4, DGCV5; Thời gian làm việc gồm 5 biến quan sát là TGLV1, TGLV2, TGLV3, TGLV4, TGLV5. Có 7 thang đo với 33 biến quan sát thuộc các nhân tố tạo động lực làm việc đạt độ tin cậy cho các phân tích tiếp theo.

bang 1

    3.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau 4 lần thực hiện phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, kết quả các nhóm được gom lần cuối như sau: Nhóm 1 (Cấp trên) có 5 biến quan sát là CT1, CT2, CT3, CT4, CT5; Nhóm 2 (Đánh giá công việc) có 5 biến quan sát là DGCV1, DGCV2, DGCV4, TN4, TN5. 2 biến TN4 và TN5 được tách ra và kết hợp với DGCV1, DGCV2, DGCV4 tạo thành nhóm mới.; Nhóm 3 (Thời gian làm việc) có 5 biến quan sát là TGLV1, TGLV2, TGLV3, TGLV4, TGLV5; Nhóm 4 (Thương hiệu) có 5 biến quan sát là TH1, TH2, TH3, TH4, TH5; Nhóm 5 (Phúc lợi) có 5 biến quan sát là PL1, PL2, PL3, PL4, PL5; Nhóm 6 (Thu nhập) có 3 biến quan sát là TN1, TN2, TN3;  Nhóm 7 (Cơ sở vật chất) có 2 biến quan sát là CSVC1, CSVC2.

 

Bảng 2: Kết quả phân tích nhân tố EFA lần cuối

MA TRẬN XOAY NHÂN TỐ

 

NHÂN TỐ

1

2

3

4

5

6

7

CT2

.804

 

 

 

 

 

 

CT4

.778

 

 

 

 

 

 

CT3

.777

 

 

 

 

 

 

CT5

.684

 

 

 

 

 

 

CT1

.672

.215

 

 

 

 

 

DGCV1

 

.730

 

 

 

 

 

DGCV2

 

.694

 

 

 

 

 

TN5

 

.669

 

 

.276

 

 

DGCV4

 

.649

 

 

 

 

 

TN4

 

.611

 

 

 

 

 

TGLV3

 

 

.798

 

 

 

 

TGLV4

 

 

.715

 

 

 

 

TGLV5

 

 

.700

 

 

.220

 

TGLV1

 

 

.657

 

 

 

 

TGLV2

 

 

.605

 

 

-.221

 

TH3

 

 

 

.734

 

 

 

TH5

 

 

 

.700

 

 

 

TH2

 

 

 

.666

 

 

 

TH4

 

 

 

.662

-.217

 

 

TH1

 

 

 

.564

.258

 

 

PL3

 

 

 

 

.659

 

.227

PL4

 

 

 

 

.654

.220

 

PL2

 

.261

 

 

.618

 

 

PL5

 

.274

 

 

.609

.317

 

PL1

 

 

 

 

.564

 

 

TN2

 

 

 

 

 

.754

 

TN1

 

 

 

 

 

.648

 

TN3

 

 

 

 

.237

.586

 

CSVC1

 

 

 

 

 

 

.781

CSVC2

 

.227

 

 

 

 

.780

(Nguồn: Phân tích dữ liệu 2019)

3.4. Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

3.4.1. Đánh giá mức độ phù hợp mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

bang 3

 

Giá trị hệ số tương quan là 0.874 > 0.5, do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ngoài ra, giá trị hệ số R2 là 0.764, nghĩa là 76.4% động lực làm việc cho nhân viên trong các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu là do mô hình hồi quy giải thích. Các phần còn lại là do sai số và các nhân tố khác. (Hoàng Trọng - Mộng Ngọc, 2008).

Kiểm định Durbin Watson = 1.835 trong khoảng [1 < D < 3] nên không có hiện tượng tương quan của các phần dư (Hoàng Trọng – Mộng Ngọc, 2008).

3.4.2. Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

Khi xét tstat và tα/2 của các biến để đo độ tin cậy thì các biến độc lập CT, DGCV, TGLV, TH, PL, TN, CSVC đều đạt yêu cầu do tstat > tα/2(7, 236) = 1.967 (nhỏ nhất là 4.997) và các giá trị Sig. thể hiện độ tin cậy khá cao, đều < 0,05. Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều nhỏ hơn 2 và hệ số Tolerance đều > 0.5 cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra (Hoàng Trọng - Mộng Ngọc, 2008). Mặt khác, mức ý nghĩa kiểm định 2 phía giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc đều thỏa điều kiện (Sig. 2-tailed = 0,000 < 0.05).

bang 4

Quan sát các hệ số Beta (hệ số chuẩn hóa) ở bảng 4, có thể thấy trong 7 thành phần gồm: (1) CT, (2) DGCV, (3) TGLV, (4) TH, (5) PL, (6)TN, (7) CSVC đều tác động đến động lực làm việc cho nhân viên trong các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu. Trong đó, thành phần có hệ số Beta cao nhất là thành phần thu nhập, tiếp theo lần lượt là cơ sở vật chất, đánh giá công việc, phúc lợi, thương hiệu, thời gian làm việc, cuối cùng là cấp trên.

* Yếu tố “Thu nhập” có hệ số hồi quy lớn nhất là 0.301. Như vậy trong số các yếu tố tác động đến động lực làm việc cho nhân viên thì yếu tố thu nhập có mức độ tác động nhiều nhất. Ý nghĩa của hệ số Beta: nếu như ảnh hưởng của các yếu tố khác đến động lực làm việc cho nhân viên không đổi thì khi yếu tố thu nhập tăng lên 01 đơn vị sẽ tác động đến động lực làm việc của nhân viên tăng thêm 0.301 đơn vị.

 

Do vậy, các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nên ưu tiên tập trung vào yếu tố này nhằm nâng cao động lực làm việc cho nhân viên.

* Yếu tố “Cơ sở vật chất” có hệ số hồi quy lớn thứ 2 đạt 0.279. Đây là yếu tố cũng góp phần không nhỏ nâng cao động lực làm việc cho nhân viên. Ý nghĩa của hệ số Beta: nếu như ảnh hưởng của các yếu tố khác đến động lực làm việc không đổi thì khi yếu tố Cơ sở vật chất được đánh giá tốt tăng lên 01 đơn vị sẽ tác động đến động lực làm việc tăng lên 0.279 đơn vị .

* Yếu tố “Đánh giá công việc ” có hệ số hồi quy lớn thứ 3 đạt 0.270. Ý nghĩa của hệ số Beta: nếu như ảnh hưởng của các yếu tố khác đến động lực làm việc không đổi thì khi yếu tố đánh giá công việc tăng lên 01 đơn vị sẽ tác động đến động lực làm việc cho nhân viên và làm cho nó tăng lên 0.270 đơn vị.

* Yếu tố “Phúc lợi” có hệ số hồi quy đạt 0.267. Ý nghĩa của hệ số Beta: nếu như ảnh hưởng của các yếu tố khác đến động lực làm việc không đổi thì khi phúc lợi tăng lên 01 đơn vị thì sẽ tác động đến động lực làm việc cho nhân viên và tăng lên 0.267 đơn vị.

* Yếu tố “Thương hiệu ” có hệ số hồi quy đạt 0.223. Ý nghĩa của hệ số Beta: nếu như ảnh hưởng của các yếu tố khác đến động lực làm việc không đổi thì khi yếu tố thương hiệu tăng lên 01 đơn vị thì sẽ tác động đến động lực làm việc cho nhân viên và tăng lên 0.223 đơn vị.

* Yếu tố “Thời gian làm việc” có hệ số hồi quy lớn thứ 6 đạt 0.201. Ý nghĩa của hệ số Beta: nếu như ảnh hưởng của các yếu tố khác đến động lực làm việc không đổi thì thời gian làm việc tăng lên 01 đơn vị thì sẽ tác động đến động lực làm việc cho nhân viên và tăng lên 0.201 đơn vị.

* Yếu tố “Cấp trên” có hệ số hồi quy thấp nhất đạt 0.165. Ý nghĩa của hệ số Beta: nếu như ảnh hưởng của các yếu tố khác đến động lực làm việc không đổi thì khi yếu tố cấp trên tăng lên 01 đơn vị thì sẽ tác động đến động lực làm việc cho nhân viên và tăng lên 0.165 đơn vị.

Phương trình hồi quy như sau (theo hệ số Beta đã chuẩn hóa):

Y= 0.165*X1+ 0.270*X2+ 0.201*X3 + 0.223*X+0.267*X5+ 0.301*X6+ 0.279*X7

4. Kiến nghị

Qua kết quả phân tích , tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu tạo động lực làm việc cho nhân viên tốt hơn:

     Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần có chính sách điều chỉnh chế độ tiền lương, thưởng cho phù hợp. Bảo đảm cho tổng thu nhập của nhân viên không thấp so với các đối thủ cạnh tranh. Quan tâm nhiều hơn nữa đến yếu tố cơ sở vật chất luôn trang bị máy móc thiết bị đầy đủ, hiện đại tại các phòng làm việc cho nhân viên để thực hiện công việc. Các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu cần sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá công việc rõ ràng, phương pháp đánh giá hợp lý, người đánh giá phải có đủ trình độ kiến thức chuyên môn, kết quả đánh giá công bằng. Nên tiếp tục phát huy những chương trình phúc lợi đã có hiệu quả và hữu ích như chính sách thăm nhân viên và gia đình họ khi ốm đau, ma chay, cưới hỏi... kịp thời đối với nhân viên.  Doanh nghiệp cần có thêm những trợ cấp đối với nhân viên như: trợ cấp mua cơm trưa, trợ cấp đi lại, tiền điện thoại… Cần phải làm cho nhân viên luôn thấy tự hào về công ty, từ đó muốn gắn bó và tin tưởng vào các giá trị lợi ích mà thương hiệu công ty đem lại cho tất cả mọi thành viên. Phải có thời gian nghỉ ngơi hợp lí cho nhân viên, tránh trường hợp bắt nhân viên làm quá sức của họ. Bên cạnh đó, các nhà quản lý của doanh nghiệp cần phải thay đổi tác phong làm việc theo hướng cởi mở, hoà nhã để tạo cảm giác thân thiện gần gũi với nhân viên hơn.

5. Kết luận

Như vậy, cả 7 nhân tố: CT, DGCV, TGLV, TH, PL, TN, CSVC đều có tác động đến động lực làm việc cho nhân viên trong các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu. Hầu hết mức đánh giá của nhân viên đối với các tiêu chí thuộc các thang đo tạo động lực làm việc ở mức độ bình thường và tương đối tốt. Điều này chứng tỏ mức độ tạo động lực làm việc ở các doanh nghiệp thủy sản Bạc Liêu đạt tương đối  cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức. (2008).
  2. Lưu Thị Bích Ngọc (2013). Những nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên trong khách sạn. Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM, số 49, 22-30.
  3. Giao Hà Quỳnh Uyên (2015). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc đối với nhân viên văn phòng tại công ty phần mềm FPT Đà Nẵng- trường đại học Đà Nẵng.
  4. Boeve, W.D, A National Study of Job factors among faculty in physician assistant education, Eastern Michigan University.(2007).
  5. Herzberg (1968). One more time: how do you motivate employees?.  Harvard Business Review, vol. 46, iss. 1, pp. 53–62.
  6. Kovach, K.A. “Employee motivation: addressing a crucial factor in your organization’sperformance”.Employment Relations Today 22 (2), 93-107. (1995).
  7. Tan Teck-Hong and Amna Waheed, Herzberg’s Motivation – Hygiene Theory And Job Satisfation in the Malaysian retail sector: The Mediating effect of love of money, Asian Academy of Management Journal, Vol. 16, No. 1, 73–94. (2011).

WORKING MOTIVATION FACTORS FOR EMPLOYEES IN SEAFOOD ENTERPRISES BAC LIEU PROVINCE

MA. VO THI PHUONG HONG HOP
Bac Lieu University

ABSTRACT:
Research on the employees motivation factors in Bac Lieu seafood enterprises plays an important role in attracting and retaining talents. Research conducted at twenty seafood companies in Bac Lieu province has found seven factors motivating employees to work as: Superiors, Income, Brand, Facilities, Welfare, Performance Appraisal, Working time. Among these factors, Income and Facilities are the most influential factors while the lowest one is the superior element.
Keywords: Working motivation, staff, seafood enterprises, Bac Lieu province.